Giải Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 7. Mời các bạn đón xem:

353
  Tải tài liệu

Giải bài tập Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Câu hỏi trang 132 Địa Lí 6:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu tục ngữ trên đã rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nội dung của nó thể hiện một hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm ở nước ta, đó là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Đây chính là một hệ qủa được sinh ra từ chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Trong thực tế, hiện tượng này diễn ra như thế nào trên Trái Đất? Còn hệ quả nào khác sinh ra từ chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất?

Trả lời:

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn dài diễn ra khác nhau trên Trái Đất.

- Các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

+ Hiện tượng mùa.

+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

Câu hỏi trang 132 Địa Lí 6: Quan sát hình 7.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết:

+ Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng cùng chiều hay ngược chiều quay của kim đồng hồ?

+ Hình dạng quỹ đạo quanh Mặt Trời của Trái Đất.

+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là bao lâu?

- Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, theo quỹ đạo hình elip gần tròn và ngược chiều quay của kim đồng hồ.

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng hết 365 ngày và 6 giờ (thời gian này gọi là một năm thiên văn).

- Nhận xét: Khi chuyển động, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.

+ Ngày 22/6 nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so với nửa cầu Nam.

+ Ngày 22/12 nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trờit nên nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc. 

+ Trong hai ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9), cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo ngày đêm dài bằng nhau.

Câu hỏi trang 133 Địa Lí 6: Quan sát hình 7.1 và độc thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Vào các ngày 22-12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?

- Vào các ngày 22-6 bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?

- Từ ngày 23-9 đến 21-3 ở bán cầu Nam là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?

Quan sát hình 7.1 và độc thông tin trong bài, em hãy cho biết (ảnh 1)

Trả lời:

- Trong ngày 22-6 (hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận lớn hơn so với nửa cầu Nam.

- Từ ngày 23-9 đến 21-3 ở bán cầu Nam là mùa nóng vì thời gian này nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc.

Câu hỏi trang 133 Địa Lí 6: Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định trục Trái Đất (Bắc-Nam) và đường phân chia sáng tối (ST).

- Cho biết:

+ Ngày 22-6, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam?

+ Ngày 22-12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Xác định: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau là bởi vì: Đường biểu hiện trục nằm nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo với một góc 66033’. Trong khi đó, đường phân chia sáng - tối lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.

- Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027′ Bắc; trên đường chí tuyến Bắc, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc.

- Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027′ Nam; trên đường chí tuyến Nam, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Nam.

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 134 Địa Lí 6: Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các điểm A, B, C.

- So sánh độ dài giữa ngày và đêm ở các điểm A, B, C vào ngày 22-6 và 22-12.

- Rút ra kết luận về sự chênh lệch ngày đêm theo mùa từ kết quả so sánh trên.

Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy (ảnh 1)

Trả lời:

- Xác định: Điểm A nằm trên xích đạo, điểm B nằm ở chí tuyến Bắc, điểm C nằm ở vòng cực Bắc.

- Vào ngày 22-6: Điểm A, B, C ở vị trí bán cầu Bắc đang vào ban ngày; bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên ở các vị trí B, C có ngày dài hơn đêm.

- Vào ngày 22-12: Điển A, B, C ở vị trí bán cầu Bắc hiện đang vào ban đêm; bán cầu Nam ngả về phía Bặt Trời nên ở các vị trí B, C ngày ngắn hơn đêm.

- Điểm A thuộc đường Xích đạo, tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

=> Kết luận: Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài khác nhau. Càng xa Xích đạo về phía hai cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng rõ rệt. Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy (ảnh 1)

Câu 1 trang 134 Địa Lí 6: Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì thứ tự các mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào? 

Trả lời:

Khi các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì thứ tự mùa ở bán cầu Nam diễn ra ngược lại (thu, đông, xuân, hạ).

Câu 2 trang 134 Địa Lí 6: Địa phương nơi em đang sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng mấy tháng?

Trả lời:

- Học sinh ở địa phương nào thì trả lời đúng với địa phương đó.

- Ví dụ

+ Học sinh ở phía Bắc: Địa phương mỗi năm có 4 mùa. Đó là mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng 3 tháng.

+ Học sinh ở phía Nam: Địa phương mỗi năm có 2 mùa. Đó là mùa mưa và mùa khô. Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng 6 tháng.

Bài viết liên quan

353
  Tải tài liệu