Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

301
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Video giải KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Câu hỏi trang 33 khoa học tự nhiên 6Có ba bình: một bình chứa nước, một bình chứa rượu uống và một bình chứa giấm ăn. Làm thế nào để phân biệt chúng?

Trả lời:

Căn cứ vào mùi vị của các chất ta có thể phân biệt được 3 chất này.

Tuy nhiên với các chất mà chúng ta chưa biết rõ, tuyệt đối không nên phân biệt bằng cách thử mùi vị, vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Câu hỏi trang 33 khoa học tự nhiên 6Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Một số tính chất hóa học của nước:

+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

+ Nước sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC.

+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (như muối, đường…); chất lỏng (như rượu; axit …); chất khí (như Chlorine (clo)…).

- Ví dụ:

+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.

+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.

Câu hỏi trang 33 SGK khoa học tự nhiên 6Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể ở hình 6.1.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a) Dây đồng: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

b) Kim cương: thể rắn, trong suốt, cứng, sáng lấp lánh.

c) Đường: thể rắn, cứng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

d) Dầu ô liu: thể lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

Câu hỏi trang 33 khoa học tự nhiên 6Hãy kể tên một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết.

Trả lời:

Một số tính chất vật lý khác của chất mà em biết: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, tính ánh kim …

Câu hỏi tìm hiểu thêm trang 34 khoa học tự nhiên 6Vì sao các dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo,… thường làm bằng inox có thành phần chính là sắt; nhưng phần tay cầm của chúng lại làm bằng gỗ hoặc nhựa?

Trả lời:

Do sắt là kim loại nên dẫn nhiệt tốt. Do đó để tránh bị bỏng tay, thì phần tay cầm của chúng thường làm bằng gỗ hoặc nhựa (những chất dẫn nhiệt kém hơn).

Câu hỏi trang 34 khoa học tự nhiên 6Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích…) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ. Vì sao?

Trả lời:

+ Các đồ vật bằng sắt có thể bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.

+ Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với oxygen và hơi nước có không khí nên sắt không bị gỉ.

Câu hỏi trang 34 khoa học tự nhiên 6Trong hình 6.3 hình nào mô tả tính chất vật lí, hình nào mô tả tính chất hóa học?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Hình a, b mô tả tính chất hóa học (do có sự biến đổi chất thành chất khác).

- Hình c, d mô tả tính chất vật lí (cụ thể: hình c mô tả màu sắc, tính dẻo; hình d mô tả trạng thái, màu sắc).

Câu hỏi trang 35 khoa học tự nhiên 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau về sự chuyển thể của chất:

- Thí nghiệm 1: Cho 4 đến 6 viên nước đá nhỏ vào hai cốc thủy tinh đã làm khô như hình 6.4. Ghi lại khoảng thời gian các viên nước đã tan hoàn toàn ở mỗi cốc trong các trường hợp sau:

+ Cốc A: đun nóng nhẹ bằng ngọn lửa đèn cồn (hình 6.4 a)

+ Cốc B: không đun nóng (hình 6.4b)

So sánh khoảng thời gian các viên nước đá tan  hoàn toàn thành nước trong cốc A và cốc B. Quan sát và nhận xét mặt ngoài của cốc B.

- Thí nghiệm 2: Tiếp tục đun nóng cốc A cho đến khi nước sôi. Trong quá trình đun nước dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ nước trong cốc. Ghi lại  nhiệt độ trong cốc mỗi lần cách nhau 1 phút.

Quan sát sự xuất hiện bọt khí ở đáy cốc và sự thay đổi nhiệt độ khi đun cốc A. Cho biết khi nhiệt độ tăng, các bọt khí ở đáy cốc có to ra và đi lên phía trên không? So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi đun sôi.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Thí nghiệm 1: Viên đá trong cốc A tan nhanh hơn viên đá trong cốc B.

Mặt ngoài của cốc B có nước ngưng tụ.

- Thí nghiệm 2: Khi nhiệt độ sôi, bọt khí ở đáy cốc có to ra và đi lên phía trên.

Giá trị nhiệt độ trước và sau khi đun sôi tăng dần.

Câu hỏi trang 35 khoa học tự nhiên 6Sự nóng chảy là gì, sự đông đặc là gì?

Trả lời:

 + Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

+ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 35 khoa học tự nhiên 6Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh?

Trả lời:

Vì khi để kem ở nhiệt độ bình thường, kem sẽ tan chảy. Ở ngăn đá của tủ lạnh (nơi có nhiệt độ rất thấp) kem mới đông cứng ( hay kem không bị tan chảy).

Câu hỏi trang 35 khoa học tự nhiên 6Hãy cho biết đá có những quá trình chuyển thể nào xảy ra khi đun nóng một miếng nến (paraffin) sau đó để nguội.

Trả lời:

- Khi đun nóng một miếng nến (paraffin) sau đó để nguội vừa có quá trình nóng chảy và vừa có quá trình đông đặc.

+ Quá trình nóng chảy: Khi đun nóng, miếng nến từ thể rắn chuyển thành thể lỏng.

+ Quá trình đông đặc: Sau khi để nguội, nến lỏng đông đặc thành thể rắn.

Câu hỏi trang 36 khoa học tự nhiên 6Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào của nước đã diễn ra?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Trong sản xuất muối từ nước biển, đã diễn ra hiện tượng bay hơi nước.

Câu hỏi trang 36 khoa học tự nhiên 6Trong những ngày thời tiết lạnh, mặt các ao, hồ thường có sương mù bao phủ. Đã có những quá trình chuyển thể  nào xảy ra trong hiện tượng trên?

Trả lời:

Trong những ngày thời tiết lạnh, mặt các ao, hồ thường có sương mù bao phủ. Hiện tượng này đã có quá trình bay hơi và quá trình ngưng tụ xảy ra.

+ Quá trình bay hơi: Nước từ dưới ao, hồ bốc hơi lên.

+ Quá trình ngưng tụ: Hơi nước dưới hồ bốc lên gặp lạnh ngưng tụ tạo thành các hạt nhỏ li ti (sương mù).

Câu hỏi trang 36 khoa học tự nhiên 6Trong mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình bay hơi hay ngưng tụ?

1. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần.

2. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng.

Trả lời:

1. Diễn ra sự bay hơi nước (do đó quần áo khô dần).

2. Diễn ra sự ngưng tụ (hơi nước nóng bay lên, gặp mặt gương lạnh nên ngưng tụ thành những hạt nước bám vào tấm gương, làm tấm gương mờ đi).

Câu hỏi trang 36 khoa học tự nhiên 6Sự bay hơi và sự sôi khác nhau ở điểm nào?

Trả lời:

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự

Bài giảng bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều

Bài viết liên quan

301
  Tải tài liệu