Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Video giải Toán 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 30 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm kí hiệu thích hợp () thay cho dấu “?”
Lời giải:
+) Số 24 chia hết cho 6 vì 24 : 6 = 4 và không có dư nên 246
+) Số 45 không chia hết cho 10 vì 45 chia 10 bằng 4 và dư 5 nên 4510
+) Số 35 chia hết cho 5 vì 35 : 5 = 7 và không có dư nên 355
+) Số 42 không chia hết cho 4 vì 42 chia 4 bằng 10 và dư 2 nên 42 4.
Lời giải:
Ta có: 15 : 5 = 3 và không có dư nên
15 : 6 = 2 và dư 3 nên
Do đó 5 là ước của 15 và 6 không là ước của 15.
Vậy bạn Vuông đúng.
Lời giải:
Ta sẽ thực hiện phép chia 12 cho các số từ 1 đến 12
Ta có bảng sau:
Số bị chia |
12 |
|||||||||||
Số chia |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Thương |
12 |
6 |
4 |
3 |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Số dư |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
Qua bảng trên ta thấy: phép chia có số dư bằng 0 là phép chia hết, do đó 12 chia hết cho các số: 1; 2; 3; 4; 6; 12
Hay 1; 2; 3; 4; 6; 12 là các ước của 12.
Vậy Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Lời giải:
Ta sẽ thực hiện phép nhân 8 với các số từ 0;1; 2; 3; 4….
Ta có bảng sau:
Thừa số |
8 |
|||||||||||
Thừa số |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
Tích |
0 |
8 |
16 |
24 |
32 |
40 |
48 |
56 |
64 |
72 |
80 |
88 |
Nên ta viết: B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72}
Luyện tập 1 trang 31 Toán lớp 6 Tập 1:
a) Hãy tìm tất cả các ước của 20;
b) Hãy tìm tất cả các bội nhỏ hơn 50 của 4.
Lời giải:
a) Lần lượt chia 20 cho các số tự nhiên từ 1 đến 20, ta thấy 20 chia hết cho 1; 2; 4; 5; 10; 20 nên
Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}.
b) Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; … ta được các bội của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48; 52;…
Các bội của 4 nhỏ hơn 50 là: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48}
Lần lượt chia 12 cho các số tự nhiên từ 1 đến 12, ta thấy 12 chia hết cho 1; 2; 3; 4; 6; 12 nên
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Từ các ước ta nhận thấy:
12 = 2 + 4 + 6
Nên ba ước khác nhau của 12 có tổng là 12 là: 2; 4; 6.
Ta chọn hai số chia hết cho 5 là: 10 và 15
Tổng của chúng là: 10 + 15 = 25
Vì 25: 5 = 5
Nên 25 chia hết cho 5 nên tổng (10 + 15) chia hết cho 5.
Ta chọn ba số chia hết cho 7 là: 7; 14; 21
Tổng của chúng là: 7 + 14 + 21 = 42
Vì 42 : 7 = 6
Nên 42 chia hết cho 7 nên tổng (7 + 14 + 21) chia hết cho 7.
Luyện tập 2 trang 32 Toán lớp 6 Tập 1:
Không thực hiện phép tính, hãy cho biết:
a) 24 + 48 có chia hết cho 4 không. Vì sao?
b) 48 + 12 – 36 có chia hết cho 6 không. Vì sao?
Lời giải:
a) Vì 24 ⋮ 4 và 48 ⋮ 4 nên theo tính chất chia hết của một tổng (24 + 48) ⋮ 4
b) Vì 48 ⋮ 6; 12 ⋮ 6 và nên (48 + 12 - 36) ⋮ 6
Vì (21 + x)7 mà 217 nên theo tính chất chia hết của một tổng thì x7
Mà x thuộc tập {1; 14; 16; 22; 28}do đó x = 14 hoặc x = 28
Vậy.
Ta chọn hai số: 10 chia hết cho 5 và 6 không chia hết cho 5
Tổng của chúng là: 10 + 6 = 16
Vì 16 : 5 = 3 (dư 1)
Do đó 16 không chia hết cho 5 nên tổng (10 + 6) không chia hết cho 5.
Lời giải:
Ta chọn ba số trong đó hai số 4; 8 chia hết cho 4 và 5 không chia hết cho 4
Tổng của chúng là: 4 + 8 + 5 = 17
Vì 17 : 4 = 4 (dư 1)
Do đó 17 không chia hết cho 4 nên tổng (4 + 8 + 5) không chia hết cho 4.
Luyện tập 3 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1:
Không thực hiện phép tính, hãy cho biết:
a) 20 + 81 có chia hết cho 5 không. Vì sao?
b) 34 + 28 – 12 có chia hết cho 4 không. Vì sao?
Lời giải:
a) Vì 20 ⁝ 5 và 81 ⁝ 5 nên (20 + 81)5
Vậy 20 + 81 không chia hết cho 5.
b) Vì 28 ⁝ 4, 12 ⁝ 4 và 344 nên (34 + 28 – 12)4.
Vậy 34 + 28 – 12 không chia hết cho 4.
Lời giải:
Vì 20 ⁝ 5; 45⁝5, để (20 + 45 + x) 5 thì 5.
Mà x thuộc tập {5; 25; 39; 54} do đó x = 39 hoặc x = 54
Vậy x ∈ {39;54}.
Lời giải:
Theo mình, hai số không chia hết cho 4 thì tổng của chúng có thể chia hết cho 4 hoặc không chia hết cho 4.
Ví dụ: 5 và 7 là hai số không chia hết cho 4 nhưng (5 + 7) = 12 ⁝ 4
5 và 9 là hai số không chia hết cho 4 nhưng (5 + 9) = 14 4
Vậy hai số không chia hết cho 4 thì chưa kết luận được tổng có chia hết cho 4 hay không.
Bài 2.1 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy tìm các ước của mỗi số sau: 30; 35; 17
Lời giải:
+) Lần lượt chia 30 cho các số tự nhiên từ 1 đến 30, ta thấy 30 chia hết cho 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 nên Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
+) Lần lượt chia 35 cho các số tự nhiên từ 1 đến 35, ta thấy 35 chia hết cho 1; 5; 7; 35 nên
Ư(35) = {1; 5; 7; 35}.
+) Lần lượt chia 17 cho các số tự nhiên từ 1 đến 17, ta thấy 17 chia hết cho 1; 17 nên
Ư(17) = {1; 17}.
Bài 2.2 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các số sau, số nào là bội của 4? 16; 24; 35
Lời giải:
Vì 16 : 4 = 4, 24 : 4 = 6, 35 : 4 = 8 (dư 3)
Nên 16 ⁝ 4; 24 ⁝ 4; 344
Vậy các số là bội của 4 là: 16; 24.
Bài 2.3 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên x, y sao cho:
Lời giải:
a) Lần lượt nhân 7 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; … ta được các bội của 7 là: 0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70;…
Ta được B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70;…}
Mà x ∈ B(7) và x < 70 nên x ∈ {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63}.
b) Lần lượt chia 50 cho các số từ 1 đến 50, ta thấy 50 chia hết cho 1; 2; 5; 10; 25; 50 nên
Ư(50) = {1; 2; 5; 10; 25; 50}
Mà y ∈ Ư(50) và y > 5 nên y ∈ {10; 25; 50}.
Lời giải:
a) Vì 15 ⁝ 5; 1975 ⁝ 5 nhưng 20195 nên (15 + 1 975 + 2 019)5
Vậy tổng 15 + 1 975 + 2 019 không chia hết cho 5.
b) Vì 20 ⁝ 5; 90 ⁝ 5; 2025 ⁝ 5; 2050 ⁝ 5 nên (20 + 90 + 2 025 + 2 050) ⁝ 5
Vậy tổng 20 + 90 + 2 025 + 2 050 chia hết cho 5.
Bài 2.5 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1:
Không thực hiện phép tính, hãy cho biết hiệu nào sau đây chia hết cho 8?
Lời giải:
a) Vì 1008 và 40 ⁝ 8 nên (100 – 40)8
Vậy hiệu 100 – 40 không chia hết cho 8.
b) Vì 8 ⁝ 8 và 16 ⁝ 8 nên theo tính chất chia hết của một hiệu thì (80 - 16) ⁝ 8
Vậy hiệu 80 – 16 chia hết cho 8.
Bài 2.6 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1:
Lời giải:
a) Vì 7 ⁝ 7 nên (219.7) ⁝ 7 và 87 do đó (219.7 + 8)7.
b) Vì 12 ⁝ 3nên (8.12) ⁝ 3 và 9 ⁝ 3 do đó (8.12 + 9) ⁝ 3.
Vậy khẳng định b là đúng.
Bài 2.7 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1:
Lời giải:
Ta thấy số học sinh bằng số nhóm nhân với số người ở một nhóm (Số người, số nhóm đều là số tự nhiên khác 0)
Do đó: Số nhóm = Số học sinh : Số người ở một nhóm
Số người ở một nhóm = Số học sinh : Số nhóm
Ta có bảng sau:
Số nhóm |
Số người ở một nhóm |
4 |
40 : 4 = 10 |
40 : 8 = 5 |
8 |
6 |
|
8 |
40 : 8 = 5 |
40 : 4 = 10 |
4 |
Lời giải:
Gọi số người mỗi nhóm được chia là x (người)
Ta có mỗi nhóm có ít nhất 2 người và không quá 10 người nên
Vì đội thể thao của trường có 45 vận động viên và huấn luyện viên chia thành các nhóm mà mỗi nhóm có số người như nhau nên 45 ⁝ x hay x ∈ Ư(45)
Ta lại có Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
Mà 2 ≤ x ≤ 10 do đó x ∈ {3; 5; 9}
Với số người mỗi nhóm được chia là 3 người thì số nhóm là: 45 : 3 = 15 (nhóm)
Với số người mỗi nhóm được chia là 5 người thì số nhóm là: 45 : 5 = 9 (nhóm)
Với số người mỗi nhóm được chia là 9 người thì số nhóm là: 45 : 9 = 5 (nhóm)
Vậy huấn luyện viên có thể chia thành 15 nhóm, 9 nhóm hoặc 5 nhóm
Bài 2.9 trang 33 Toán lớp 6 Tập 1:
a) Tìm x thuộc tập {23; 24; 25; 26} biết 56 - x chia hết cho 8
b) Tìm x thuộc tập {22; 24; 45; 48} biết 60 + x không chia hết cho 6
Lời giải:
a) Vì 56 - x chia hết cho 8 mà 56 chia hết cho 8 nên theo tính chất chia hết của một hiệu thì x chia hết cho 8
Mà x thuộc tập {23; 24; 25; 26}, trong các số đó, chỉ có số 24 chia hết cho 8 nên x = 24
Vậy x ∈ 24 .
b) Vì 60 + x không chia hết cho 6 mà 60 chia hết cho 6 nên x không chia hết cho 6
Mà x thuộc tập {22; 24; 45; 48}, trong các số đó thì có hai số 22 và 45 không chia hết cho 6 nên x = 22 hoặc x = 45
Vậy x ∈ { 22;45 }.
Bài giảng Toán 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất - Kết nối tri thức
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Bài 9: Dấu hiệu chia hết
- Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Bài 10: Số nguyên tố
- Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 43
- Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Bài 11: Ước chung - Ước chung lớn nhất
- Giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức Bài 12: Bội chung - Bội chung nhỏ nhất