Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử.

1334
  Tải tài liệu

Bài 25: Phong trào Tây Sơn 

I. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII

a. Tình hình xã hội

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.

   + Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.

   + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.

   + Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

- Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

=> Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn → nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

b. Cuộc khởi nghĩa chàng Lía

- Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).

- Chủ trương: “Lấy của giàu chia cho người nghèo”.

- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

1.2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Lực lượng : Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

II- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1.1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Cuối năm 1773, quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

- Tháng 9 – 1773, nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn, đến năm 1774 kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

- Chúa Trịnh, phái quân đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyên phải rút vào Gia Định.

- Quân Tây Sơn lâm vào thế bất lợi. Năm 1775, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh họ Nguyễn.

- Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

1.2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến

- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

c. Kết quả

- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

d. Ý nghĩa

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1.1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

- Sau khi tiêu diệu quân Xiêm, nhiệm vụ của nghĩa quân Tây Sơn là tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

- Quân Trịnh đóng ở PhúA Xuân, sách nhiễu nhân dân.

- Tháng 6 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, sau đó đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ Đàng Trong.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

1.2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.

- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ riêng.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.

- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1.1. Quân Thanh xâm lược nước ta

a. Hoàn cảnh

- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, vua Thanh nhân cơ hội này xâm lược Đại Việt.

- Năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.

- Vào Thăng Long quân Thanh cướp bóc, bóc lột nhân dân tàn bạo, phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vương.

b. Sự chuẩn bị của quân Tây Sơn

- Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn

1.2. Quang Trung đại phá quân Thanh

- Tháng 11 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến :

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đông địch,

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hạ Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn hay, chi tiết

* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

1.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.

Hỏi đáp VietJack

V. BÀI TẬP

Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn

   A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.

   B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.

   C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.

   D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Trước đây đất nước bị chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài do 2 thế lực chúa Nguyễn và chính quyềnLê- Trịnh. Khi Tây Sơn tiêu diệt được chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài thì sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

   A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

   B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.

   C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

   D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK-126)

Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

   A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

   B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.

   C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

   D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

Câu 4: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân

   A. Lam Sơn.

   B. Tây Sơn.

   C. Chàng Lía.

   D. Hoàng Công Chất.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.122)

Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là

   A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.

   B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

   C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.

   D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.124)

Câu 6: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì ?

   A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

   B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.

   C. Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước.

   D. Tiêu diệt nhà Lê lập ra triều đại mới.

Chọn đáp án: C

Câu 7: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất

   A. Khởi nghĩa nông dân.

   B. Cuộc giải phóng dân tộc.

   C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

   D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.

Chọn đáp án: A

Câu 8: Nội dung của câu thơ

   "Đường trời mở rộng thênh thênh

   Ta đây cũng một triều đình kém ai"

thể hiện điều gì ?

   A. Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh.

   B. Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh

   C. Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ.

   D. Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK-Tr.126)

Câu 9: Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789 ?

   A. Rạch Gầm-Xoài Mút.

   B. Hải Dương.

   C. Lạng Giang (Bắc Giang)

   D. Ngọc Hồi- Đống Đa.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Trận Ngọc Hồi- Đống Đa thắng vang dội kết thúc chhieens tranh, buộc Tôn Sĩ Nghị phải rút quân về nước.

Bài viết liên quan

1334
  Tải tài liệu