Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử.

533
  Tải tài liệu

Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

I. LÝ THUYẾT

1.1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

a. Phục hồi kinh tế

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước hay, chi tiết

* Nông nghiệp

- Ban hành Chiếu khuyến nông đề giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế .

* Thủ công nghiệp

- Nghề thủ công phát triển.

* Thương nghiệp

- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

- Giao lưu, buôn bán được phục hồi.

b. Xây dựng văn hóa dân tộc

* Văn hoá, giáo dục

- Ban Chiếu lập học.

- Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.

- Đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước hay, chi tiết

- Lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước hay, chi tiết

→ Tác dụng: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định.

1.2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao

a. Quốc phòng

- Xây dựng quân đội mạnh gồm đủ các binh chủng.

- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch.

- Đóng chiến thuyền, sản xuất vũ khí.

b. Ngoại giao

- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.

- Tiêu diệt lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định.

- Ngày 16 – 9 – 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản nối ngôi, triều Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.

* Công lao của người anh hùng dân tộc Quang Trung đối với đất nước :

   + Thống nhất đất nước.

   + Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, giữ vững nền độc lập.

   + Củng cố, ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội.

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu 1: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ?

   A. Ổn định và khôi phục lại đất nước.

   B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

   C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.

   D. Chọn đất đóng đô.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sau khi đánh đuổi được ngoại xâm, đất nước cũng đã được thống nhất thì nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn là ổn định và khôi phục lại đất nước về mọi mặt sau một thời gian dài liên miên chiến tranh.

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh ?

   A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để quản lý đất nước.

   B. Ban chiếu Khuyến nông , giảm nhẹ tô thuế, khôi phục sản xuất.

   C. Ban bố chiếu lập học, mở mang các trường học, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.

   D. Cắt đứt quan hệ bang giao với nhà Thanh.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách bang giao, hoafhaor với nhà Thanh.

Câu 3: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?

   A. Chữ Hán.

   B. Chữ quốc ngữ.

   C. Chữ Nôm.

   D. Chữ Nho.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.132)

Câu 4: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?

   A. A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.

   B. B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử.

   C. C. Để bài trừ chữ Nho.

   D. D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước thay cho chữ Hán thể hiện sự tự chủ của dân tộc vì chữ Nho là chữ sáng tạo của người Việt.

Câu 5: Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích gì ?

   A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước.

   B. Giải quyết việc làm cho nông dân.

   C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân.

   D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến.

Chọn đáp án: D

Câu 6: Ai là người được vua Quang Trung lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm ?

   A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

   B. Nguyễn Thiếp.

   C. Nguyễn Hữu Cầu.

   D. Ngô Thì Nhậm.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK-Tr.132)

Câu 7: Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì ?

   A. Thần phục hoàn toàn.

   B. Không chịu thần phục.

   C. Khiêu khích gây chiến tranh.

   D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.133)

Câu 8:

   "Mà nay áo vải cờ đào

   Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình"

   A. Công chúa Ngọc Hân.

   B. Nguyễn Nhạc.

   C. Nguyễn Lữ.

   D. Nguyễn Hữu Chỉnh

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK-Tr.133)

Câu 9: Về quân sự, Quang Trung cho thực hiện chính sách gì để mộ binh ?

   A. Quân dịch.

   B. Ngụ binh ư nông.

   C. Bắt tất cả thanh niên, trai tráng tham gia nghĩa vụ quân sự.

   D. Không bắt buộc đi lính.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK-Tr.133)

Câu 10 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là gì?

   A. Vua Quang Trung mất sớm.

   B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

   C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

   D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.133)

Bài viết liên quan

533
  Tải tài liệu