Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử.

580
  Tải tài liệu

Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

I. LÝ THUYẾT

1. Tình hình chính trị

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát cực độ.

   + Vua Lê bù nhìn.

   + Phủ chúa ăn chơi, phung phí tiền của.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết

   + Quan lại, binh lính đục khoét nhân dân.

- Ruộng đất bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.

- Nhà nước không chú trọng thủy lợi.

- Đánh thuế nặng các loại hàng hóa.

* Hậu quả:

   + Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút.

   + Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xãy ra nạn đói.

→ Nhân dân nổi dậy đấu tranh.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Giữa thế kỉ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

- Các cuộc khởi nghĩa lớn:

   + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

   + Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

   + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).

   + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.

   + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết

- Kết quả : Thất bại

- Ý nghĩa:

   + Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.

   + Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

   + Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu 1: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

   A. Nắm quyền tối cao.

   B. Chỉ là bù nhìn.

   C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.

   D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ là bù nhìn, người nắm thực quyền là chúa Trịnh.

Câu 2: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do

   A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.

   B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.

   C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.

   D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, do sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến trong nước nên nhân cơ hội đó các thế lực từ bên ngoài nhăm nhe xâm lược Đại Việt.

Câu 3: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

   A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.

   B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

   C. Đem lại ruộng đất cho nông dân.

   D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.

Câu 4: Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?

   A. Hoàng Công Chất.

   B. Nguyễn Hữu Cầu.

   C. Lê Duy Mật.

   D. Nguyễn Danh Phương.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK-Tr.118)

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào khởi nghiã nông dân ở Đàng Ngoài (thế kỉ XVIII)?

   A. Địa bàn hoạt động rộng.

   B. Diễn ra trong khoảng thời gian dài.

   C. Diễn ra liên tiếp.

   D. Các cuộc khởi nghĩa kết hợp chặt chẽ với nhau.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài nổ ra lẻ tẻ, chưa kết hợp với nhau. Đó cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa này.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

   A. Thăng Long.

   B. Thanh Hóa và Nghệ An.

   C. Hải Dương và Bắc Ninh.

   D. Tuyên Quang.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK-Tr.118)

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?

   A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.

   B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.

   C. Nhà Lê trung hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.

   D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thhuwcj quyền trong tay chúa Trịnh.

Câu 8: Nạn đói lớn nhất ở Đàng Ngoài xảy ra vào năm nào?

   A. 1740-1741.

   B. 1741-1742.

   C. 1742-1743.

   D. 1743-1744.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK-Tr.117)

Câu 9: Tình trạng công thương nghiệp ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào?

   A. Vô cùng phát triển, đối lập với sự sa sút của nông nghiệp.

   B. Sa sút, điêu tàn.

   C. Diến ra bình thường như trước khi có chiến tranh.

   D. Được nhà nước đầu tư và phát triển.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK-Tr.117)

Câu 10 : Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

   A. Phủ chúa hội hè quanh năm.

   B. Đánh thuế đối với dân nặng nề.

   C. Phát triển kinh tế để đối trọng với họ Nguyễn ở Đàng Trong.

   D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Chúa Trịnh không chăm lo đến đời sống của nhân dân, mặc cho kinh tế sa sút, vỡ đê, quan lính đục khoét của nhân dân.

Bài viết liên quan

580
  Tải tài liệu