Vật Lí lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí lớp 8.

907
  Tải tài liệu

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)

- Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Hình 1.1. Các loại kính hiển vi

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Hình 1.2. Nguyên tử silic và nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đại

- Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

   + Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

   + Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

2. Các phân tử, nguyên tử có giống nhau không?

Các nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất khác nhau thì khác nhau cả về kích thước, cấu tạo và khối lượng.

Hỏi đáp VietJack

II: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Các chất được cấu tạo từ

A. tế bào         B. các nguyên tử, phân tử         C. hợp chất         D. các mô

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

⇒ Đáp án B

Bài 2: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ⇒ Đáp án D

Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài ⇒ Đáp án D

Bài 4: Chọn phát biểu đúng?

A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.

C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.

D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.

⇒ Đáp án A

Bài 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu ⇒ Đáp án A

Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Vì sao nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Nước biển có vị mặn vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau, giữa chúng có khoảng cách ⇒ Đáp án C

Bài 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Các hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé, mắt thường ta không thể nhìn thấy được.

⇒ Đáp án A

Bài 9: Chọn câu đúng

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ ⇒ Đáp án C

Bài 10: Chọn câu sai:

A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.

Chất rắn có thể cho các phân tử khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn có khoảng cách ⇒ Đáp án B

Bài viết liên quan

907
  Tải tài liệu