Vật Lí lớp 8 Bài 6: Lực ma sát

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 8 Bài 6: Lực ma sát chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí lớp 8.

1442
  Tải tài liệu

Bài 6: Lực ma sát

I: LÝ THUYẾT

1. Lực ma sát

Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.

a) Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Ví dụ: Ở vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

b) Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

Ví dụ: Lực ma sát lăn làm cản trở chuyển động của các vật lăn trên mặt phẳng như bánh xe đạp.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

c) Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

- Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:

   + Cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

   + Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Chú ý:

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

2. Đo lực ma sát

Để đo lực ma sát người ta có thể dùng lực kế.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Giả sử cần đo lực ma sát giữa vật với mặt bàn, ta móc lực kế vào vật rồi kéo cho vật chuyển động đều trên mặt bàn để số chỉ của lực kế không đổi. Số chỉ của lực kế khi đó bằng với độ lớn của lực ma sát. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vật đang trượt (hoặc lăn) đều dưới tác dụng của một lực có độ lớn F thì lực ma sát trượt (hoặc lăn) trong trường hợp đó cũng có độ lớn là F.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

3. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật

Lực ma sát có thể có hại, có thể có ích:

- Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát.

Ví dụ: Ta có thể đặt thùng hàng lên các xe lăn (có con lăn) để di chuyển chúng được dễ dàng hơn hay để giảm ma sát ở các vòng bi của ổ trục, xích xe đạp thì ta phải thường xuyên tra dầu mỡ …

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Đối với ma sát có ích, ta cần làm tăng ma sát:

Ví dụ: Tăng độ lớn lực ma sát nghỉ để giúp cho bánh xe vượt khỏi chỗ đất lầy lội (lắp miếng ván gỗ dưới lốp xe, đổ cát hay gạch vụn), để giúp cho người dễ di chuyển trên đường….

Hỏi đáp VietJack

II: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Có mấy loại lực ma sát?

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Có 3 loại lực ma sát: Ma sát nghỉ, ma sát lăn và ma sát trượt

⇒ Đáp án C

Bài 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn không phải là lực ma sát

⇒ Đáp án C

Bài 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại

⇒ Đáp án A

Bài 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát trượt        B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn        D. lực quán tính

Lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn

⇒ Đáp án C

Bài 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên cát.

B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.

D. Khi viết phấn trên bảng.

Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt

⇒ Đáp án D

Bài 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát khi đánh diêm.

C. Ma sát tay cầm quả bóng.

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.

Ma sát giữa bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn

⇒ Đáp án D

Bài 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.

B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi.

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.

Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc xuất hiện lực ma sát nghỉ

⇒ Đáp án D

Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác.

Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất là tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

⇒ Đáp án B.

Bài 10: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật

C. Cả 2 cách như nhau

D. Không so sánh được

Cách kéo vật lực ma sát lớn hơn

⇒ Đáp án B

Bài viết liên quan

1442
  Tải tài liệu