Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

498
  Tải tài liệu

Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

I. BỘ XƯƠNG VÀ BỘ CƠ

1. Bộ xương

- Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành một bộ khung và các khoang. Bộ xương định hình, nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

Bảng. So sánh đặc điểm bộ xương thằn lằn và bộ xương thỏ

Đặc điểm Bộ xương thằn lằn Bộ xương thỏ
Giống nhau

- Xương đầu

- Cột sống: xương sườn, xương mỏ ác

- Xương chi:

+ Đai vai, chi trên

+ Đai hông, chi dưới

Khác nhau

- Đốt sống cổ: nhiều hơn 7

- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)

- Các chi nằm ngang

- Đốt sống cổ: 7 đốt

- Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành)

- Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao

2. Hệ cơ

- Cơ thể vận động được là nhờ các cơ bám vào xương, các cơ này co dãn giúp con vật di chuyển dễ dàng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

II. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

Bảng. Thành phần và chức năng của các hệ cơ quan sinh dưỡng của thỏ

Hệ cơ quan Thành phần Chức năng
Tuần hoàn Tim có 4 ngăn, mạch máu Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Hô hấp Khí quản, phế quản, phổi Dẫn khí và trao đổi khí
Tiêu hóa

- Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng

- Tuyến gan, tụy Tiêu hóa thức ăn

Tiêu hóa thức ăn
Bài tiết Hai thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể

1. Tiêu hóa

- Hệ tiêu hóa của thỏ gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn, nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm” cây cỏ và củ… thể hiện ở:

+ Răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền

+ Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôzơ

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

2. Tuần hoàn và hô hấp

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

- Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn ở thỏ gồm tim 4 ngăn cùng với 2 hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt

- Hệ hô hấp

+ Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi. Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.

+ Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

3. Bài tiết

Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.

III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ (hay, chi tiết)

Ở thỏ, bán cầu não và tiểu não rất phát triển liên quan tới các cử động và phản xạ phức tạp.

Hỏi đáp VietJack

IV. BÀI TẬP

Câu 1: Cấu tạo trong của thỏ là

a. Da, hệ cơ quan dinh dưỡng

b. Bộ xương – hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng

c. Các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

d. Da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

Cơ thể thỏ có cấu tạo hoàn chỉnh gồm da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

→ Đáp án d

Câu 2: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?

a. Có bộ xương cơ thể

b. Có cơ hoành

c. Hô hấp bằng phổi

d. Thận sau

Ở thỏ, cũng như ở mọi thú khác, cơ hoành xuất hiện chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành và các cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí ở phổi.

→ Đáp án b

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thỏ

a. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn

b. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

c. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

d. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

Hệ tuần hoàn ở thỏ gồm tim 4 ngăn cùng với 2 hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ.

→ Đáp án d

Câu 4: Thỏ có bao nhiêu đốt sống cổ

a. 3

b. 5

c. 7

d. 10

Thỏ có 7 đốt sống cổ, ít hơn so với thằn lằn.

→ Đáp án c

Câu 5: Hệ hô hấp của thỏ gồm

a. Khí quản, phổi

b. Da, phổi

c. Phế quản, khí quản

d. Khí quản, phế quản và phổi

Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi. Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.

→ Đáp án d

Câu 6: Răng thỏ có đặc điểm thích nghi với “gặm nhấm” là

a. Có răng nanh nhọn, sắc

b. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào

c. Răng hàm kiểu nghiền

d. Cả b và c đúng

Hệ tiêu hóa của thỏ gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn, nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm” cây cỏ và củ… thể hiện ở răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền.

→ Đáp án d

Câu 7: Thỏ tiêu hóa được thức ăn có xenlulôzơ là do có cơ quan nào

a. Dạ dày

b. Ruột tịt

c. Răng cửa

d. Gan

Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôzơ

→ Đáp án b

Câu 8: Thức ăn của thỏ là

a. Cỏ, rau

b. Thịt

c. Gỗ

d. Ruồi, muỗi

Thỏ là động vật ăn thực vật, thỏ ăn cỏ, rau…

→ Đáp án a

Câu 9: Đặc điểm của hệ bài tiết thỏ

a. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân

b. Thận sau phát triển

c. Bài tiết qua da

d. Thận giữa (trung thận)

Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.

→ Đáp án b

Câu 10: Vị trí của tim và phổi

a. Nằm trong khoang ngực

b. Nằm trong khoang bụng

c. Nằm trong hộp sọ

d. Nằm trong cột xương sống

Các bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp là tim và phổi được bảo vệ trong khoang ngực.

→ Đáp án a

Bài viết liên quan

498
  Tải tài liệu