Sinh học Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

429
  Tải tài liệu

Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi 

Lớp Thú hiện nay có khoảng 4 600 loài, 26 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài. Các loài thú đều có lông mao và tuyến sữa. Sơ đồ sau đây giới thiệu một số bộ Thú quan trọng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi (hay, chi tiết)

I. BỘ THÚ HUYỆT

Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi (hay, chi tiết)

II. BỘ THÚ TÚI

Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m, có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi (hay, chi tiết)

Bảng. So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru

Loài Nơi sống Cấu tạo chi Sự di chuyển Sinh sản Con sơ sinh Bộ phận tiết sữa Cách cho con bú
Thú mỏ vịt Nước ngọt Chi có màng bơi Đi trên cạn, bơi trong nước Đẻ trứng Bình thường Chưa có vú, chỉ có tuyến sữa Liếm sữa bám trên lông mẹ hoặc uống sữa hòa tan trong nước
Kanguru Đồng cỏ Chi sau lớn, khỏe Nhảy Đẻ con Rất nhỏ Có vú Ngoạm chặt lấy vú, bú thụ động

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Lớp Thú có bao nhiêu loài

a. 2 600 loài

b. 3 600 loài

c. 4 600 loài

d. 5 600 loài

Lớp Thú hiện nay có khoảng 4 600 loài, 26 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.

→ Đáp án c

Câu 2: Lớp Thú đều có

a. Lông mao

b. Tuyến tiết sữa

c. Vú

d. Cả a và b đúng

Lớp Thú đều có lông mao và tuyến tiết sữa, có loài có vú có loài chưa có vú.

→ Đáp án d

Câu 3: Đại diện của bộ Thú huyệt là

a. Thú mỏ vịt

b. Thỏ

c. Kanguru

d. Thằn lằn bóng đuôi dài

Đại diện của bộ Thú huyệt là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt.

→ Đáp án a

Câu 4: Đặc điểm nào giúp thú mỏ vịt bơi lội được trong nước

a. Lông rậm, mịn

b. Chân có màng bơi

c. Có mỏ giống mỏ vịt

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Thú mỏ vịt có mỏ dẹp, bộ lông rậm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi thích nghi với đời sống bơi lội trong nước.

→ Đáp án d

Câu 5: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là

a. Đẻ trứng

b. Đẻ con

c. Có vú

d. Con sống trong túi da của mẹ

Thú mỏ vịt đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

→ Đáp án a

Câu 6: Loài Thú nào nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ

a. Thú mỏ vịt

b. Thỏ

c. Gấu

d. Kanguru

Kanguru con sơ sinh chỉ bằng hạt đậu, dài khoảng 3 cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

→ Đáp án d

Câu 7: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì

a. Vừa ở cạn, vừa ở nước

b. Có bộ lông dày, giữ nhiệt

c. Nuôi con bằng sữa

d. Đẻ trứng

Thú mỏ vịt thuộc lớp Thú vì con được nuôi bằng sữa do thú mẹ tiết ra.

→ Đáp án c

Câu 8: Đặc điểm của kanguru là

a. Chi sau lớn, khỏe

b. Đẻ trứng

c. Con non bình thường

d. Không có vú, chỉ có tuyến sữa

Kanguru có chi sau lớn khỏe, đuôi dài, đẻ trứng, con non rất nhỏ và có vú tiết sữa nuôi con.

→ Đáp án a

Câu 9: Cách di chuyển của kanguru là

a. Bơi

b. Đi

c. Co bóp đẩy nước

d. Nhảy

Kanguru có chi sau lớn khỏe, đuôi to dài để giữ thăng bằng khi nhảy.

→ Đáp án d

Câu 10: Bộ Thú được xếp vào Thú đẻ trứng là

a. Bộ Thú huyệt

b. Bộ Thú túi

c. Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi

d. Bộ Thú ăn sâu bọ

Bộ Thú huyệt là Thú đẻ trứng, có đại diện là Thú mỏ vịt.

→ Đáp án a

Bài viết liên quan

429
  Tải tài liệu