Sinh học 7 Bài Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 7 Bài Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.
Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Giun đốt có khoảng trên 9 nghìn loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất. Một số giun đốt sống ở cạn và kí sinh.
I. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
Ngành Giun đốt, ngoài giun đất, còn gặp một số đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống trong môi trường nước mặn, nước ngọt.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Giun đốt thường có cơ quan di chuyển ở hai bên mỗi đốt được gọi là chi bên. Chi bên có nhiều tơ thích nghi bơi lội trong nước
- Giun đốt phân bố ở các môi trường sống khác nhau như: nước mặn, nước ngọt, trong đất, trên cây, thích nghi với các lối sống khác nhau như: tự do, định cư, kí sinh, chui rúc trong đất ẩm… Do đó, một số cấu tạo cơ thể bị biến đổi đi như: chi bên, tơ tiêu giảm, thần kinh giác quan kém phát triển.
- Nhưng các loài giun đốt vẫn giữ đầy đủ đặc điểm chung của ngành.
Bảng 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt.
- Giun đốt có chung các đặc điểm như:
+ Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
+ Ống tiêu hóa phân hóa
+ Bắt đầu có hệ tuần hoàn
+ Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
+ Hô hấp qua da hay mang.
- Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ.
+ Có hại cho động vật và người: các loài đỉa, vắt
Giun đất làm đất tơi xốp, màu mỡ
Món ăn làm từ rươi
III. BÀI TẬP
Câu 1: Ngành giun đất có khoảng bao nhiêu loài
a. 6 nghìn
b. 7 nghìn
c. 8 nghìn
d. 9 nghìn
Giun đốt có khoảng trên 9 nghìn loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất.
→ Đáp án d
Câu 2: Cấu trúc của giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn
a. Hệ sinh dục
b. Hệ tiêu hóa
c. Hệ tuần hoàn
d. Hệ thần kinh
Giun đất có hệ sinh dục, là đặc điểm tiến hóa hơn hẳn giun dẹp và giun tròn.
→ Đáp án a
Câu 3: Đỉa sống
a. Kí sinh trong cơ thể
b. Kí sinh ngoài
c. Tự dưỡng như thực vật
d. Sống tự do
Đỉa sống kí sinh ngoài, có giác bám bám vào cơ thể vật chủ.
→ Đáp án b
Câu 4: Thức ăn của đỉa là
a. Máu
b. Mùn hữu cơ
c. Động vật nhỏ khác
d. Thực vật
Đỉa có giác bám và nhiều ruột tịt để hút và chứa máu từ vật chủ.
→ Đáp án a
Câu 5: Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác nuôi làm cảnh
a. Giun đỏ
b. Đỉa
c. Rươi
d. Giun đất
Giun đỏ có màu sắc đẹp, được khai thác để nuôi cá cảnh.
→ Đáp án a
Câu 6: Loài nào sau đây gây hại cho con người
a. Giun đất
b. Giun đỏ
c. Đỉa
d. Rươi
Đỉa hút máu kí sinh ngoài gây hại cho con người.
→ Đáp án c
Câu 7: Giun đốt
a. Có hệ tuần hoàn, có máu
b. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu
c. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu
d. Có hệ tuần hoàn, không có máu
Giun đốt có hệ tuần hoàn đơn giản và có máu.
→ Đáp án a
Câu 8: Giun đốt hô hấp qua
a. Da
b. Mang
c. Phổi
d. Cả a và b đúng
Tùy theo môi trường sống, giun đốt hô hấp qua mang hoặc qua da.
→ Đáp án d
Câu 9: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người
a. Làm thức ăn cho người
b. Làm thức ăn cho động vật khác
c. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ
→ Đáp án d
Câu 10: Loài nào KHÔNG sống tự do
a. Giun đất
b. Sa sùng
c. Rươi
d. Vắt
Vắt sống kí sinh ngoài, nó hút máu của vật chủ.
→ Đáp án d