Sinh học 7 Bài Bài 15: Giun đất

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài Bài 15: Giun đất, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

1059
  Tải tài liệu

Bài 15: Giun đất

NGÀNH GIUN ĐỐT

Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.

- Giun đất có khoảng 2500 loài. Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

I. HÌNH DẠNG NGOÀI

- Giun đất có các đặc điểm ngoài:

+ Cơ thể đối xứng hai bên, có khoang cơ thể chính thức.

+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) để đào chui trong đất

+ Mình giun có chất nhờn để da ẩm ướt, giảm ma sát khi chui trong đất.

+ Màu sắc cơ thể dễ ẩn nấp trong môi trường: Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu khi sống trong rêu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

II. DI CHUYỂN

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò

2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

III. CẤU TẠO TRONG

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

Hình giải phẫu cơ thể giun đất

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Hệ tiêu hóa

+ Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

- Hệ tuần hoàn

+ Hệ tuần hoàn kín

+ Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản)

- Hệ thần kinh

+ Thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

IV. DINH DƯỠNG

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

- Cách tiêu hóa thức ăn:

1. Thức ăn lấy từ miệng

2. Chứa ở diều

3. Nghiền nhỏ ở dạ dày cơ

4. Được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt

5. Hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột đưa vào máu

- Hô hấp: Sự trao đổi khí qua da. Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

V. SINH SẢN

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 15: Giun đất (hay, chi tiết)

Giun đất lưỡng tính. Quá trình sinh sản:

- Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2,3 ngày, thành đai sinh dục bong da, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

- Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.

Hỏi đáp VietJack

VI. BÀI TẬP

Câu 1: Giun đất sống

a. Tự do

b. Kí sinh

c. Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh

d. Sống bám

Giun đất sống tự do trong môi trường đất ẩm, chúng ăn vụn thực vật và mùn đất.

→ Đáp án a

Câu 2: Hệ thần kinh của giun đất

a. Chưa có

b. Kiểu mạng lưới

c. Kiểu chuỗi hạch thần kinh

d. Đã có não và các hệ thống thần kinh

Giun đất có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

→ Đáp án c

Câu 3: Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò

2. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

3. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

Các bước di chuyển của giun đất theo thứ tự nào

a. 1-3-2-4

b. 1-4-2-3

c. 3-2-4-1

d. 2-3-1-4

Các bước di chuyển của giun đất:

+ Giun chuẩn bị bò

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

→ Đáp án a

Câu 4: Cơ quan hô hấp của giun đất

a. Mang

b. Da

c. Phổi

d. Da và phổi

Giun đất hô hấp qua da.

→ Đáp án b

Câu 5: Giun đất

a. Phân tính

b. Lưỡng tính

c. Vô tính

Giun đất cơ thể lưỡng tính.

→ Đáp án b

Câu 6: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

a. Hô hấp

b. Tiêu hóa

c. Lấy thức ăn

d. Tìm nhau giao phối

Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

→ Đáp án a

Câu 7: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm

a. Hệ tuần hoàn kín

b. Cơ thể lưỡng tính

c. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt

d. Hô hấp qua da

Giun đất cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt thích nghi với đào xới, sống chui rúc trong đất ẩm.

→ Đáp án c

Câu 8: Giun đất có vai trò

a. Làm đất mất dinh dưỡng

b. Làm chua đất

c. Làm đất tơi xốp, màu mỡ

d. Làm đất có nhiều hang hốc

Giun đất giúp đào xới làm tơi xốp, màu mỡ đất, là loài rất có ích cho nông nghiệp.

→ Đáp án c

Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG phải là tiến hóa của giun đất so với giun tròn

a. Hô hấp qua da

b. Xuất hiện hệ tuần hoàn

c. Hệ thần kinh tập trung thành chuỗi hạch

d. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ

Cả giun đất và giun tròn đều hô hấp qua da.

→ Đáp án a

Câu 10: Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan

a. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp

b. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh

c. Hệ hô hấp, hệ thần kinh

d. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa

Giun đất chỉ hô hấp qua da mà chưa có hệ hô hấp. Còn giun đất đã có hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

→ Đáp án b

Bài viết liên quan

1059
  Tải tài liệu