Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium bromide hoặc potassium bromide loãng

Lời giải thực hành trang 105 Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.

218


Giải Hóa học 10 Cánh Diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

Thực hành trang 105 Hóa học 10:

Thí nghiệm 1:

- Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium bromide hoặc potassium bromide loãng.

- Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước chlorine và lắc nhẹ.

- Có thể tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL cyclohexane.

Thí nghiệm 2:

- Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium iodide hoặc potassium iodide loãng.

- Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước bromine loãng và lắc nhẹ.

- Thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt hồ tinh bột.

Giải thích các hiện tượng xảy ra và minh họa bằng phương trình hóa học.

Lời giải:

Thí nghiệm 1: Khi cho nước chlorine (Cl2) màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide (NaBr) không màu hoặc dung dịch potassium bromide (KBr) không màu thì tạo ra dung dịch màu vàng nâu của bromine (Br2)

Phương trình hóa học:

Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)

Hoặc Cl2(aq) + 2KBr(aq) → 2KCl(aq) + Br2(aq)

(Chú ý: Cyclohexane đóng vai trò là dung môi tách Br2; giúp đễ dàng quan sát phản ứng)

Thí nghiệm 2:

Hiện tượng: Khi cho nước bromine (Br2) màu vàng nâu vào dung dịch sodium iodide (NaI) không màu hoặc potassium iodide (KI) không màu có thêm hồ tinh bột thì thấy dung dịch màu vàng nâu chuyển sang màu xanh tím.

Giải thích: Br2 (màu vàng nâu) đã phản ứng với dung dịch NaI hoặc KI (không màu) để hình thành đơn chất I2. Sau đó tinh bột hấp thụ I2 tạo hợp chất có màu xanh tím đặc trưng.

Phương trình hóa học:

Br2(aq) + 2NaI(aq) → 2NaBr(aq) + I2(s)

Hoặc Br2(aq) + 2KI(aq) → 2KBr(aq) + I2(s)

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Hóa học 10 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 99 Hóa học 10: Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn...

Luyện tập 1 trang 101 Hóa học 10: Dựa vào xu hướng biến đổi tính chất của các đơn chất halogen trong bảng 17.3...

Luyện tập 2 trang 101 Hóa học 10: Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể rắn? Vì sao, luyện tập 2 trang 101...

Luyện tập 3 trang 102 Hóa học 10: Nguyên tử nào đã nhường và nhường bao nhiêu electron? Nguyên tử nào đã nhận và nhận bao nhiêu...

Luyện tập 4 trang 102 Hóa học 10: Phosphorus đã góp chung bao nhiêu electron hóa trị? Viết công thức Lewis của phân tử...

Luyện tập 5 trang 103 Hóa học 10: Tuy nhiên, trong thực tế nó là hợp chất cộng hóa trị, với công thức Lewis như sau...

Thực hành trang 104 Hóa học 10: Theo dõi mô tả thí nghiệm chlorine phản ứng với hydrogen như dưới đây...

Thực hành trang 105 Hóa học 10: Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium bromide hoặc potassium bromide loãng...

Câu hỏi trang 105 Hóa học 10: Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ vào ống nghiệm chứa nước, đậy kín, lắc đều...

Thực hành trang 106 Hóa học 10: Thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine. Chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.2...

Vận dụng trang 106 Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do trong thiên nhiên, vận dụng trang 106...

Bài 1 trang 107 Hóa học 10: Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine...

Bài 2 trang 107 Hóa học 10: Khi điện phân dung dịch sodium chloride trong công nghiệp, phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học...

Bài 3 trang 107 Hóa học 10: Dựa vào xu hướng biến đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán...

Bài 4 trang 107 Hóa học 10: Tra cứu các giá trị năng lượng liên kết ở phụ lục 2. a) Hãy tính biến thiên enthalpy...

Bài 5 trang 108 Hóa học 10: Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy...

Bài viết liên quan

218