Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó
Trả lời Vận dụng 2 trang 82 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
Giải KTPL 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Vận dụng 2 trang 82 KTPL 10: Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó.
Trả lời:
Văn bản: Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học, bao gồm: Tổ chức đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.
- Theo đó, quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình gồm 5 giai đoạn như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.
- Yêu cầu của việc đánh giá học sinh tiểu học: Việc đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Nội dung đánh giá bao gồm:
+ Thứ nhất, đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
+ Thứ hai, đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất).
- Giáo viên tiểu học chỉ nhận xét vào vở học sinh khi cần thiết
- Theo quy định mới tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học sẽ được đánh giá bằng 02 hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
- Việc đánh giá thường xuyên được chia thành:
+ Đánh giá nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục và đánh giá sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực.
+ Đối với đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2020.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 76 KTPL: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt": Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẽ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết
Câu hỏi trang 76 KTPL 10: 1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào ? 3/ Em hãy nêu ví dụ mi
Câu hỏi trang 78 KTPL 10: 1/ Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó. 2/ Nếu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn
Câu hỏi trang 80 KTPL 10: 1/ Nêu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản. 2/ Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai văn
Luyện tập 1 trang 80, 81 KTPL 10: Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao? a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật
Luyện tập 3 trang 81 KTPL 10: Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do
Luyện tập 4 trang 81, 82 KTPL 10: Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp