1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào ? 3/ Em hãy nêu ví dụ mi

Trả lời Câu hỏi trang 76 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

450


Giải KTPL 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Câu hỏi trang 76 KTPL 10:

1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào ?

3/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Cấu trúc bên trong của hệ thống Pháp luật Việt Nam gồm có Ngành luật, Chế định luật và Quy phạm pháp luật.

Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung đề điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Yêu cầu số 2: Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là các văn bản pháp luật, bao gồm: Hiến háp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội…

Yêu cầu số 3:

- Ví dụ về quy phạm pháp luật: Khoản 2, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định: nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Ví dụ về chế định pháp luật: Chế định thừa kế gồm các quy định về di sản thừa kế, người được thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế,... trong ngành Luật Dân sự hay các chế định cơ bản trong ngành Luật Hình sự gồm: tội phạm, hình phạt, nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội,..

Ví dụ về ngành luật: Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm xác định rõ hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội, những nguyên tắc xác định tội danh và quyết định hình phạt.

 

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

450