Vì sao khi vận động thì cơ thể nóng dần lên? Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc, rùng mình khi gặp lạnh
Trả lời Vận dụng 3 trang 89 KHTN lớp 7 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Vận dụng 3 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao khi vận động thì cơ thể nóng dần lên? Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc, rùng mình khi gặp lạnh
Trả lời:
- Khi vận động cơ thể nóng dần lên vì: Khi vận động, các tế bào cơ trong cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng hơn bình thường → Quá trình chuyển hoá năng lượng từ năng lượng hoá học trong các chất dinh dưỡng sang năng lượng cơ tăng
→ Quá trình chuyển hóa năng lượng này bên cạnh tạo ra năng lượng cơ cũng sinh nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên.
- Cơ thể thường sởn gai ốc, rùng mình khi gặp lạnh vì: Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định khoảng 37oC. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lí để chống lạnh như sởn gai ốc, rùng mình.
+ Sởn gai ốc sẽ giúp thu nhỏ các lỗ chân lông trên da giúp cơ thể tránh mất nhiệt.
+ Rùng mình là phản xạ co cơ để kích thích quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra nhằm sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh.
Mở đầu trang 87 Bài 17 KHTN lớp 7: Mọi hoạt động đều cần năng lượng, ví dụ như xe máy chạy cần năng lượng từ xăng. Sinh vật hoạt động cũng cần năng lượng. Vậy năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đâu và nhờ quá trình nào
Câu hỏi 1 trang 87 KHTN lớp 7: Quan sát hình 17.2, cho biết cơ thể người lấy vào và thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất theo gợi ý trong hình 17.3
Tìm hiểu thêm trang 88 KHTN lớp 7: Uống đủ nước, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp,… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hãy tìm hiểu thêm các biện pháp giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể và giải thích
Câu hỏi 2 trang 88 KHTN lớp 7: Kể tên các dạng năng lượng, nêu một số ví dụ về sự chuyển hoá năng lượng ở thực vật và ở động vật
Luyện tập 1 trang 88 KHTN lớp 7: Các hoạt động ở con người (đi lại, chơi thể thao,…) đều cần năng lượng. Năng lượng đó được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào
Câu hỏi 3 trang 88 KHTN lớp 7: Vì sao trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống
Thực hành trang 89 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ minh hoạ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể
Vận dụng 1 trang 89 KHTN lớp 7: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao
Vận dụng 2 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn
Vận dụng 3 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao khi vận động thì cơ thể nóng dần lên? Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc, rùng mình khi gặp lạnh
Bài viết liên quan
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài tập Chủ đề 8 trang 128