Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh

Trả lời Bài 3 trang 23 Sinh học 10 sách Chân Trời Sáng Tạo, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10

219


Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

 

Bài 3 trang 23 Sinh học 10: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn đề trên.

Trả lời:

- Tiến trình nghiên cứu:

+ Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, rau, củ trở nên cứng hơn nhưng khi bỏ rau, củ ra khỏi tủ lạnh, rau, củ nhanh chóng sũng nước và mềm nhũn. Từ đó, đặt ra câu hỏi “Việc để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh có liên quan đến trạng thái của nước trong tế bào không?”

+ Xây dựng giả thuyết: Từ câu hỏi trên, có thể đưa ra giả thuyết: “Ở nhiệt độ thấp trong ngăn đá tủ lạnh, nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn làm phá vỡ cấu trúc của tế bào”.

+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm: Quan sát dưới kính hiển vi hai mẫu tiêu bản tế bào rau, củ đông đá và rau, củ đã đưa ra bên ngoài từ ngăn đá tủ lạnh để tìm ra sự khác biệt.

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu: Trong báo cáo phải nêu rõ được: lí do chọn đề tài, mục đích, giả thuyết, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị.

- Kết luận: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nhiệt độ thấp khiến các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước luôn bền vững, nước trong tế bào đóng băng. Nước trong tế bào đóng băng khiến hoạt động sống của tế bào dừng lại đồng thời khi nước đóng băng thể tích nước tăng lên làm phá vỡ tế bào. Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, nước đóng băng trở về trạng thái lỏng, tế bào đã chết bị phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ thối nhũn nhanh chóng.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Sinh học 10 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

 Mở đầu trang 21 Sinh học 10: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi...

 Câu hỏi 1 trang 21 Sinh học 10: Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật...

 Câu hỏi 2 trang 22 Sinh học 10: Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò...

 Câu hỏi 3 trang 22 Sinh học 10: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật...

 Câu hỏi 4 trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu...

 Luyện tập trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng...

 Câu hỏi 5 trang 23 Sinh học 10: Quan sát Hình 5.3a và cho biết các nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích gì...

 Câu hỏi 6 trang 23 Sinh học 10: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào...

 Câu hỏi 7 trang 23 Sinh học 10: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết...

 Câu hỏi 8 trang 23 Sinh học 10: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể? Cho ví dụ...

 Vận dụng trang 23 Snh học 10: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước...

 Bài 1 trang 23 Sinh học 10: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối...

 Bài 2 trang 23 Sinh học 10: Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe...

 Bài tập 3 trang 23 Sinh học 10: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh...

Bài viết liên quan

219