Bố cục Hai loại khác biệt đúng nhất | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6
HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Hai loại khác biệt Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Hai loại khác biệt lớp 6.
Phần 1: Bố cục văn bản Hai loại khác biệt - Ngữ văn lớp 6
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
Phần 2: Nội dung chính bài Hai loại khác biệt - Ngữ văn lớp 6
Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Phần 3: Tóm tắt Hai loại khác biệt - Ngữ văn lớp 6
Tóm tắt tác phẩm Hai loại khác biệt - Mẫu 1
Khi còn học ở trung học nhân vật tôi và cả lớp được cô giáo giao cho bài tập trong 24h phải cố gắng trở nên khác biệt. Nhân vật tôi và đông đảo các bạn đã tạo nên sự khác việt bằng cách ăn mặc nhàu nhĩ, các kiểu tóc kì lạ, hay các hành động khác thường nhằm gây sự ấn tượng. Chỉ duy có J cậu ta đến trường với diện mạo lịch sự như học sinh bình thường, khi trả lời thầy cô giáo thì rất lễ đỗ và các câu trả lời rất cẩn thận tỉ mỉ, như thể cậu muốn câu trả lời của mình có giá trị nhất định. J cũng là người đã thu hút được sự chú ý từ mọi người nhiều nhất. Bài tập này đã giúp nhân vật tôi nhận ra rằng có hai sự khác biệt: khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa. Phần đông đều chỉ tạo ra những khác biệt vô nghĩa nhất thời. Còn những người tạo ra sự khác biệt có nghĩa mới khiến cho chúng ta đặc biệt chú ý tới.
Tóm tắt tác phẩm Hai loại khác biệt - Mẫu 2
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Bài văn “Hai loại khác biệt” kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài. Câu chuyện đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.