Bố cục Bánh chưng, bánh giầy đúng nhất | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Bánh chưng, bánh giầy lớp 6.

467
  Tải tài liệu

Phần 1: Bố cục văn bản Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

Bố cục Bánh chưng, bánh giầy chính xác nhất | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Phần 2: Nội dung chính bài Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,…)

Tóm tắt Bánh chưng, bánh giầy hay, ngắn nhất (5 mẫu) | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy - Mẫu 1

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy - Mẫu 2

Vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiên Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào. Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.

 

Bài viết liên quan

467
  Tải tài liệu