Bố cục Tiếng cười không muốn nghe đúng nhất | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6
HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Tiếng cười không muốn nghe Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Tiếng cười không muốn nghe lớp 6.
Phần 1: Bố cục văn bản Tiếng cười không muốn nghe - Ngữ văn lớp 6
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thái độ thán phục): Chứng minh vấn đề
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề
Phần 2: Nội dung chính bài Tiếng cười không muốn nghe - Ngữ văn lớp 6
“Tiếng cười không muốn nghe” là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là "phương thuốc" trị "căn bệnh" chê bai người khác.
Phần 3: Tóm tắt Tiếng cười không muốn nghe - Ngữ văn lớp 6
Tóm tắt tác phẩm Tiếng cười không muốn nghe - Mẫu 1
Mọi người sẽ thấy ấm lòng khi được nghe những tiếng cười mang ý nghĩa trao gửi tin yêu hay lời cảm ơn, lời hài hước, dí dỏm. Nhưng sẽ chẳng ai muốn nghe những tiếng cười cợt chế nhạo, chê bai người khác. Trên đời này không có ai là hoàn hảo, ai cũng có khiếm khuyết. Trước lời cười nhạo, mỗi người phản ứng một cách khác nhau. Nhân vật tôi nhớ tới chú Nam, vì chú bị dị tật nên hay bị cười nhạo và trêu chọc, nhưng sau này chú đã trở thành người biểu diễn đàn bầu có hạng khiến ai cũng thán phục. Chúng ta nên dùng lòng nhân ái, sự cảm thông để góp ý với người khác thay vì chế nhạo họ.
Tóm tắt tác phẩm Tiếng cười không muốn nghe - Mẫu 2
Tiếng cười trong cuộc sống đem đến niềm vui, hạnh phúc và sự thoải mái tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng vậy có những tiếng cười chê bai, mỉa mai, dè bỉu chỉ đem đến sự buồn bã và những tiêu cực cho đối phương. Cuộc sống có rất nhiều điều khác biệt, sự khác biệt về sở thích, thể chất, ngoại hình, gia đình. Những khác biệt đó mới làm nên làm cộng đồng đa dạng phong phú. Hậu quả của việc chê cười người khác rất nguy hiểm nếu những người thiếu bản lĩnh họ sẽ rơi vào khủng hoảng, trầm cảm, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Trước những sai lầm, khuyết điểm hay khác biệt của người khác chúng ta nên tôn trọng và góp ý chứ không nên mỉa mai, đùa cợt điều đó thể hiện tâm địa nhỏ nhen, ích kỷ.