Bố cục Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro đúng nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro lớp 6.

469
  Tải tài liệu

Phần 1: Bố cục văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Ngữ văn lớp 6

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …sung túc của gia chủ): Trước khi cúng

- Phần 2 (Tiếp theo đến …vũ trụ và con người): Trong khi cúng

- Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong.

Bố cục Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro chính xác nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Phần 2: Nội dung chính bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Ngữ văn lớp 6

Lễ cùng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nội dung chính bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro hay nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Phần 3: Tóm tắt Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Mẫu 1

Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi thứ tốt lành. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm của dàn công chiêng. Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

Tóm tắt Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro hay, ngắn nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Mẫu 2

Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được tổ chức vào ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu vì cây nêu thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh. Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, lễ vật gồm: gà, heo, rượu cần, hoa quả và nhiều loại bánh. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm để tạo bầu không khí thiêng liêng. Khi cúng xong, mọi người sẽ lên sàn chính để dự tiệc cùng nhau. Lễ cúng Thần Lúa thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bài viết liên quan

469
  Tải tài liệu