Bố cục Sự tích Hồ Gươm đúng nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Sự tích Hồ Gươm lớp 6.

1 415
  Tải tài liệu

Phần 1:Bố cục văn bản Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6

Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến …Đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Đoạn 2 (Còn lại): Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc.

Bố cục Sự tích Hồ Gươm chính xác nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Phần 2: Nội dung chính bài Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” kể về việc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần, đánh thắng giặc Minh, bảo vệ bờ cõi. Truyền thuyết ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê Lợi đánh giặc ở đầu thế kỉ XV. Truyền thuyết còn giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

Nội dung chính bài Sự tích Hồ Gươm hay nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Phần 3: Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 1

Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh. Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”. Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít. Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước. Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).

Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm hay, ngắn nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 2

Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta chúng đã làm nhiều điều bạo ngược. Bởi lẽ đó mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu do thế còn yếu lại thêm lực mỏng nên thường bị thua. Nhận ra điều mà Lê Lợi đang cố gắng thực hiện, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc. Để có được một chiếc gươm thần hoàn chỉnh, Lê Lợi cũng phải trải qua nhiều chuyện. Chuyện bắt đầu khi Lê Thận - một người đánh cá, trong một lần đi đánh cá ông kéo ba lần lưới đều gặp một thanh sắt, đến khi nhìn kĩ mới biết hóa ra đấy là một lưỡi gươm. Ít lâu sau khi Lê Lợi chạy vào trong rừng do bị giặc truy đuổi thì bắt được chuôi gươm, đây không phải chiếc chuôi gươm bình thường do nó có nạm ngọc. Lê Lợi đem chuỗi gươm mà mình bắt được tra vào lưỡi gươm mà Lê Thận kéo lên được từ lần đi đánh cá thì vừa như in. Khi đó Lê Lợi nhận ra đây là gươm thần. Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, lũ giặc Minh sau bao năm đô hộ cuối cùng cũng cuốn xéo về nước. Khoảng 1 năm sau khi chiến thắng, Lê Lợi đang chơi thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Kể từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bài viết liên quan

1 415
  Tải tài liệu