Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh,
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

679
  Tải tài liệu

Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

I. Các đặc điểm chung

Các đại diện của Động vật nguyên sinh dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp, dù sống tự do hay kí sinh,… đều có chung một số đặc điểm.

Bảng 1: Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh (hay, chi tiết)

1. Đặc điểm chung

- Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm chung sau:

+ Có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng 0,01 – 0,05mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường

+ Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

+ Động vật nguyên sinh có khả năng di chuyển và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Phần lớn sinh sản vô tính, có một số ít loài sinh sản hữu tính (tiếp hợp)

- Hiện động vật nguyên sinh có khoảng 40000 loài. Các động vật thường gặp là:

+ Trùng roi

+ Trùng biến hình và trùng giày

+ Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh (hay, chi tiết)

2. Vai trò thực tiễn

2.1 Vai trò

- Động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước ngọt, trong nước mặn, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

- Động vật nguyên sinh giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ

+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường.

+ Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1 mm) là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

2.2 Tác hại

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

+ Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh (hay, chi tiết)

 Bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây ra

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh (hay, chi tiết)

II. Bài Tập

Câu 1: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là

a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

b. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

d. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

→ Đáp án a

Câu 2: Hiện động vật nguyên sinh có

a. 400 loài

b. 4000 loài

c. 40000 loài

d. 400000 loài

Hiện động vật nguyên sinh có khoảng 40000 loài, và phân bố ở khắp các môi trường.

→ Đáp án c

Câu 3: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do

a. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi

b. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày

c. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị

d. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị

Động vật nguyên sinh có loài sống tự do trong môi trường như trùng roi, trùng roi, trùng biến hình.

→ Đáp án a

Câu 4: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh

a. Trùng giày, trùng sốt rét

b. Trùng roi, trùng kiết lị

c. Trùng biến hình, trùng giày

d. Trùng kiết lị, trùng sốt rét

Động vật có loài sống tự do trong môi trường, nhưng có những loài sống kí sinh trong cơ thể động vật và con người như trùng kiết lị, trùng sốt rét.

→ Đáp án d

Câu 5: Động vật nguyên sinh nào không có cơ quan di chuyển

a. Trùng roi

b. Trùng sốt rét

c. Trùng giày

d. Trùng biến hình

Trùng sốt rét thích nghi với đời sống kí sinh trong máu người, nên chúng không có cơ quan di chuyển.

→ Đáp án b

Câu 6: Động vật nguyên sinh nào có thể sinh sản tự dưỡng như thực vật

a. Trùng roi

b. Trùng biến hình

c. Trùng kiết lị

d. Trùng giày

Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 nên tự tổng hợp được chất hữu cơ.

→ Đáp án a

Câu 7: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng

a. Tự dưỡng

b. Dị dưỡng

c. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng

d. Hoại dưỡng

Động vật nguyên sinh sống kí sinh sống chủ yếu bằng hình thức dị dưỡng.

→ Đáp án b

Câu 8: Đặc điểm sinh sản ở động vật nguyên sinh là

a. Chỉ sinh sản phân đôi

b. Sinh sản theo hình thức tiếp hợp

c. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi hoặc nảy chồi

d. Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, một số loài sinh sản hữu tính (tiếp hợp)

Động vật nguyên sinh phần lớn sinh sản vô tính, có một số ít loài sinh sản hữu tính (tiếp hợp)

→ Đáp án d

Câu 9: Hóa thạch của loài nào là chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa

a. Trùng roi

b. Trùng biến hình

c. Trùng giày

d. Trùng lỗ

Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1 mm) là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

→ Đáp án d

Câu 10: Động vật nguyên sinh có tác hại

a. Là thức ăn cho động vật khác

b. Chỉ thị môi trường

c. Kí sinh gây bệnh

d. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh sống kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

→ Đáp án c

Bài viết liên quan

679
  Tải tài liệu