Câu 1: Trong Triết học, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động… của sự vật và hiện tượng là khái niệm về
A. lượng. B. điểm nút. C. độ. D. chất.
Câu 2: Sự biến đổi về lượng khi đạt đến điểm nút thì làm cho chất cũ chuyển hóa thành
A. chất mới. B. bước nhảy. C. lượng mới. D. chất lớn hơn.
Câu 3: Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo nên
A. sự chia sẻ. B. sự thống nhất. C. sự biện chứng. D. sự khách quan.
Câu 4: Chỉ ra lượng trong các ví dụ sau?
A. Lớp 10 c3 có tinh thần đoàn kết rất cao
B. Lớp 10 c3 có 32 bạn, trong đó có 17 bạn nữ
C. Lớp 10 c3 tham gia tích cực các phong trào.
D. Lớp 10C3 có vườn cây thuốc nam rất đẹp.
Câu 5: Chỉ ra chất trong các ví dụ sau?
A. Lớp 10 c3 có tinh thần đoàn kết rất cao.
B. Lớp 10 c3 có 32 bạn, trong đó có 17 bạn nữ.
C. Lớp 10 c3 có 12 bạn ở xã Tân Đông.
D. Lớp 10C3 có vườn cây thuốc nam rất đẹp.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật?
A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Có thực mới vực được đạo;
C. Có bột mới gột nên hồ. D. Trăm hay không bằng tay quen;
Câu 7: Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào trong Triết học?
A. Thế giới quan thần thánh. B. Thế giới quan cổ đại.
C. Thế giới quan thần thoại. D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 8: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng?
A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Sông có khúc, người có lúc.
C. Cha nào con nấy. D. Sống chết có mệnh.
Câu 9: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.
C. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
D. Cây khô héo mục nát.
Câu 10: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc
C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn.
Câu 11: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay?
A. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục. B. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 12: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?
A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”
C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mẫu thuẫn.
Câu 13: Quá trình thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, xét đến cùng là sự đấu tranh giữa
A. cái tiến bộ và cái lạc hậu. B. quá khứ và hiện tại.
C. niềm tin và lương tâm. D. cái chung và cái riêng.
Câu 14: Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi chất đổi trong Triết học?
A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Khôn ba năm, dại một giờ.
C. Môi hở răng lạnh. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 15: Dân gian có câu "Góp gió thành bão", câu nói đó thể hiện quan niệm gì?
A. Chất của sự vật thay đổi .
B. Lượng của sự vật thay đổi.
C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.
D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.
Câu 16: Trong các ví dụ sau đây, đâu là mâu thuẫn thông thường?
A. Mâu thuẫn giữa bạn A và bạn B trong lớp X.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ.
D. Mâu thuẫn giữa điện tích âm và điện tích dương.
Câu 17: Trong các ví dụ sau đây, đâu là mâu thuẫn theo ý nghĩa triết học?
A. Mâu thuẫn giữa bạn A và bạn B trong lớp X.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản.
C. T và H xảy ra mâu thuẫn vì cùng yêu cô P.
D. Cô K bất đồng quan điểm với học sinh.
Câu 18: Sau khi nhận kết quả thi tuyển viên chức của con gái là chị H, ông A trách móc bà T là vợ đã không chịu đi cúng bái, lễ lậy vì vậy H đã không trúng tuyển. Thấy chồng trách móc mình vô cớ, bà T cho rằng việc con gái không trúng tuyển là do năng lực của con còn hạn chế chứ không phải là do thần thánh. Tư tưởng của ông A phản ánh thế giới quan gì dưới đây?
A. Thế giới quan duy vật. B. Phương pháp luận siêu hình.
C. Phương pháp luận biện chứng. D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 19: Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ không văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan điểm nào sau đây trong Triết học?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Thế giới quan duy vật.
C. Thế giới quan duy tâm. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 20: Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: ‘’‘Từ bàn tay xưa cấy trong gió bấc; chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn; Và đôi tay kia kéo cày theo trâu...Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày; Và bao cô gái đang ngồi máy cấy’’. Quá trình chuyển đổi từ việc cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là biểu hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Thế giới quan
Câu 21: Trong lớp học, giáo chủ nhiệm đã tổ chức cho học sinh có tinh thần tập thể, mạnh dạn phê bình và góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong trường này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Thống nhất mâu thuẫn.
C. Điều hòa mâu thuẫn. D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 22: Bạn T và Q cùng gặp thầy hiệu trưởng trung học phổ thông K để báo về việc bạn P sử dụng điện thoại chép bài thi môn Văn trong kì thi khảo sát vừa rồi. Việc làm của bạn T và Q thể hiện nội dung nào dưới đây khi giải quyết mâu thuẫn?
A. Thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”. B. Vạch áo cho người xem lưng.
C. Phê bình và tự phê bình. D. Đấu tranh chống lại tiêu cực.
Câu 23: Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên.
A. Việt Nam B. 90,73 triệu. C. Cam – pu – chia D. Ở Đông Nam Á.
Câu 24: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là
A. Học sinh giỏi B. Ba năm học phổ thông
C. 25 điểm D. Sinh viên đại học
Câu 25: Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao có đoạn trích : Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì. Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt. Ta giết nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác sung sướng và hạnh phúc hơn. Chi tiết nào trong đoạn trích trên thể hiện cho thế giới quan duy tâm ?
A. Hóa kiếp. B. Nuôi chó C. Giết thịt. D. Bán chó.
Câu 26: Anh A và chị B cùng đến UBND huyện C đăng kí kinh doanh. Hồ sơ của hai người đầy đủ theo luật định. Anh A đăng kí kinh doanh đồ điện tử, chị B đăng kí kinh doanh hàng mỹ phẩm. Người cán bộ phòng kinh doanh X chỉ chấp nhận lĩnh vực đăng kí kinh doanh của anh A và đề nghị chị B đổi lĩnh vực kinh doanh khác thì mới chấp nhận với lí do khu vực này có nhiều cửa hàng mỹ phẩm rồi nếu chị B tiếp tục kinh doanh sẽ bị thua lỗ nên đã không cấp giấy đăng ký kinh doanh cho chị. Suy nghĩ của anh X là biểu hiện của thế giới quan nào dưới đây?
A. Duy vật B. Siêu hình. C. Duy tâm. D. Biện chứng.
Câu 27: Ở thế giới hữu cơ thì phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể trước môi trường, ở khả năng tự sinh sản ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn. Theo quan điểm triết học đoạn trích trên đề cập đến một phạm trù triết học nào dưới đây
A. Thế giới quan B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Biện chứng.
Câu 28: Trong lịch sử, giai cấp vô sản Nga mâu thuẫn về lợi ích với giai cấp tư sản. Họ đã tiến hành đấu tranh và đỉnh điểm là cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 vĩ đại, đã hình thành Nhà nước XHCN Xô Viết, từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN phát triển lên hình thái kinh tế - xã hội XHCN. Và sự phát triển của Xô Viết trong thời gian đó đã minh chứng cho sự phát triển sau khi đã giải quyết được mâu thuẫn. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học được đề cập trong đoạn trích trên?
A. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. B. Lợi ích và tiến hành đấu tranh.
C. Cách mạng tháng 10 Nga D. Nhà nước Xô Viết
Câu 29: Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới cao hơn. Xét về mặt triết học hãy chỉ ra điểm nút trong quá trình học tập trên.
A. Được trang bị các kiến thức cơ bản. B. Các kỳ thi học kỳ và chuyển cấp
C. Tự trang bị cho mình những kỹ năng. D. Quá trình trang bị các kiến thức
Câu 30: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khác quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan
A. thần thoại. B. duy tâm. C. duy vật. D. tôn giáo.
Câu 31: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm
A. tôn giáo. B. thế giới quan.
C. phương pháp luận. D. nhân sinh quan.
Câu 32: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
A. Thuyết bất khả tri. B. Thuyết nhị nguyên luận.
C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 33: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong
A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy.
C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan.
Câu 34: Sự vật và hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua phương thức nào sau đây?
A. Khái quát. B. Vận động.
C. Đa dạng. D. Phổ biến.
Câu 35: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng
A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn.
Câu 36: Sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là
A. tăng trưởng B. phát triển C. tiến hoá D. tuần hoàn
Câu 37: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình đồng hóa và dị hóa trong một sinh vật được gọi là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. mặt đấu tranh của mâu thuẫn.
C. mặt cân bằng của mâu thuẫn. D. mặt tương hỗ của mâu thuẫn.
Câu 38: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hai mặt sản xuất và tiêu dùng trong một nền kinh tế được gọi là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. mặt hữu cơ của mâu thuẫn.
C. mặt cộng sinh của mâu thuẫn. D. mặt tương hỗ của mâu thuẫn.
Câu 39: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường như thế nào giữa các mặt đối lập?
A. Hợp tác, thương lượng. B. Đấu tranh .
C. Hòa bình. D. Thỏa hiệp.
Câu 40: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
A. sự vật thay đổi B. chất mới ra đời
C. sự vật phát triển D. lượng mới hình thành
Câu 41: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?
A. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
C. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá
D. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông
Câu 42: Sau khi học xong tiết 1 môn GDCD, bạn A thốt lên "Thảo nào chị tớ nói: triết học là khoa học của mọi khoa học". Theo em, lời chị bạn A là nói đến nội dung nào của triết học?
A. Vai trò. B. Nội dung. C. Ý nghĩa. D. Khái niệm.
Câu 43: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không có yếu tố biện chứng?
A. Đánh bùn sang ao. B. Môi hở răng lạnh.
C. Tre già măng mọc. D. An cư lạc nghiệp.
Câu 44: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận siêu hình?
A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy.
C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh.
Câu 45: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. vận động. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển.
Câu 46: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. phát triển. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển
Câu 47: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. ràng buộc lẫn nhau. B. cô lập tĩnh tại
C. đứng im bất biến. D. mãi mãi không biến đổi.
Câu 48: Câu nói “ chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng là đề cập đến cách xem xét các sự vật và hiện theo theo phương pháp luận
A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình.
Câu 49: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. liên hệ với nhau B. gắn bó với nhau.
C. ràng buộc lẫn nhau. D. đứng im, cô lập.
Câu 50: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. phát triển B. phiến diện. C. Vận động. D. ràng buộc.
Câu 51: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận
A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình.
Câu 52: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là
A. nhân sinh quan. B. khoa học xã hội.
C. phương pháp luận. D. thế giới quan.
Câu 53: Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng
A. trong trạng thái đứng im, cô lập. B. trong quá trình vận động không ngừng.
C. trong sự ràng buộc lẫn nhau. D. trong trạng thái vận động, phát triển.
Câu 54: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là
A. những vấn đề khoa học xã hội
B. những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
C. những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
D. những vấn đề cần thiết của xã hội.
Câu 55: Quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mang yếu tố nào sau đây về phương pháp luận?
A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình.
Câu 56: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể.
C. Phương pháp luận siêu nhiên. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 57: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
A. Cách thức đạt được ước mơ. B. Cách thức làm việc tốt.
C. Cách thức đạt được mục đích. D. Cách thức đạt được chỉ tiêu.
Câu 58: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
A. Thế giới tồn tại khách quan.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Kim loại có tính dẫn điện.
D. Giới tự nhiên là cái sẵn có.
Câu 59: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng?
A. Rút dây động rừng B. Con vua thì lại làm vua
C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Nước chả đá mòn
Câu 60: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển là quan điểm của phương pháp luận
A. duy tâm. B. biện chứng. C. duy vật. D. siêu hình