Giải nghĩa " Chân thiện mỹ " là j
cảm ơn ạ
Quảng cáo
2 câu trả lời 337
chân - thiện - mỹ không chỉ là mục đích hướng tới của văn chương muôn đời mà nó còn là các giá trị phổ quát của toàn nhân loại. Ba thuật ngữ vốn là những phạm trù của triết học, có vẻ rất quen thuộc với mọi người, song có nội dung khá phức tạp, được hiểu, được vận dụng trong nhiều lĩnh vực, tình huống khác nhau: có lúc chúng được hiểu là các giá trị của cuộc sống, có lúc được hiểu là tiêu chuẩn, thước đo phẩm chất của con người, có khi được hiểu là những giá trị hướng tới của văn chương, nghệ thuật, và cũng có khi được nói tới là nội dung, là mục tiêu của giáo dục. Hiểu theo nghĩa là ba phạm trù của triết học, thì cái chân - thuộc về phạm trù nhận thức luận, cái thiện thuộc về phạm trù đạo đức học và cái mỹ thuộc về phạm trù thẩm mỹ học. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa là đích hướng tới của văn chương, nghệ thuật thì cái chân thuộc về giá trị nhận thức, cái thiện thuộc về giá trị giáo dục và cái mỹ thuộc về giá trị thẩm mỹ. Còn nếu cắt nghĩa chúng trong lĩnh vực giáo dục thì chân - thiện - mỹ là nội dung và mục tiêu của giáo dục nhằm hướng đến giáo dục toàn diện con người. Ở đây chúng tôi bàn đến chân - thiện - mỹ với ý nghĩa đó.
- chân là cái thật, cái đúng, là lẽ phải, đối lập với cái giả, cái sai trái. Nói đến cái chân của văn chương là nói tác phẩm văn chương phải chân thực, phản ánh được bàn chất, chân lý của cuộc sống. Những người hiểu bản chất của cuộc sống.
Thiện là điều lành, điều tốt, đối lập với điều ác. Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh không ngừng giữa cái thiện với cái ác và không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. Nhưng một tác phẩm văn chương thì phải là một tác phẩm hướng thiện
Mỹ là cái đẹp. Tác phẩm văn chương phải đẹp thì mọi người đều thống nhất. Nhưng thế nào là đẹp thì lại có nhiều ý kiến khác nhau.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
10010