Viết bài văn cảm nhận của bài thơ Sang năm con lên 7 của Vũ Đình Minh Trong đoạn văn phải trích những câu thơ hay và phân tích, Có sử dụng nghệ thuật
Quảng cáo
3 câu trả lời 8643
Bài thơ "Sang năm con lên 7" của Vũ Đình Minh mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp và thân thương, phản ánh tâm tư của người cha đối với con trẻ. Những câu thơ trong bài thơ như những mảnh ghép của một bức tranh cuộc sống giản dị nhưng tràn đầy yêu thương.
Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
"Sang năm con lên bảy,
Mẹ con sẽ đi chợ,
Chỉ còn ba ở nhà,
Thổi cơm, rửa bát…"
Những dòng thơ này mở ra một khung cảnh gia đình bình dị. Hình ảnh "mẹ con sẽ đi chợ" gợi lên sự quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng để lộ ra nỗi lo lắng và trách nhiệm của người cha. Câu thơ thể hiện sự phân công trong gia đình, nơi mà mỗi thành viên đều có vai trò riêng. Hình ảnh "ba ở nhà, thổi cơm, rửa bát" không chỉ cho thấy sự vất vả của người cha mà còn toát lên tình yêu thương và sự chu đáo dành cho gia đình.
Tác giả tiếp tục khắc họa tâm tư của mình khi nghĩ về tương lai của con:
"Mới lớn mà đã lo,
Nghe tiếng con cười nói,
Sẽ thấy ấm lòng ba."
Hai câu thơ này thể hiện rõ nét tâm trạng của người cha. Niềm vui và nỗi lo lắng được hòa quyện, tạo nên một cảm xúc thật chân thành. "Mới lớn mà đã lo" không chỉ phản ánh sự trưởng thành sớm của con trẻ mà còn là nỗi trăn trở của người cha về tương lai. Thêm vào đó, câu "Nghe tiếng con cười nói, sẽ thấy ấm lòng ba" cho thấy rằng hạnh phúc giản dị đôi khi chỉ đến từ những điều nhỏ bé. Tiếng cười của con chính là liều thuốc tinh thần, giúp người cha quên đi những lo toan trong cuộc sống.
Một điểm nhấn trong bài thơ là việc tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh và âm thanh để tạo nên nhịp điệu sống động. Cách dùng từ tinh tế và ngôn ngữ giản dị khiến cho cảm xúc trong thơ trở nên gần gũi và dễ tiếp cận. Qua đó, ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến mà người cha dành cho con cái, cũng như những trăn trở về việc nuôi dạy và bảo vệ con trẻ trong xã hội hiện đại.
Cuối cùng, câu thơ:
"Chờ con lớn khôn, ba sẽ dạy,
Những điều hay lẽ phải trong đời."
thể hiện ước vọng và trách nhiệm của người cha trong việc giáo dục con cái. Điều này không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một niềm hạnh phúc lớn lao. Người cha không chỉ mong muốn con lớn lên khỏe mạnh mà còn là người tốt, có nhân cách và lối sống đúng đắn.
Tóm lại, bài thơ "Sang năm con lên 7" của Vũ Đình Minh là một tác phẩm giàu cảm xúc, khắc họa sâu sắc tình yêu và sự lo lắng của người cha dành cho con trẻ. Qua những câu thơ giản dị, tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về trách nhiệm và tình thương trong gia đình. Những hình ảnh và âm thanh trong thơ như một bản nhạc ngọt ngào, vang vọng trong lòng người đọc, khắc sâu vào tâm trí về những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình.
4o mini
Không phải ngẫu nhiên mà Rasul Gamzatov tâm niệm rằng: “Thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”. Thi ca muôn đời là thế luôn là nơi bộc lộ những trở trăn, những nghĩ suy, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Trong dòng chảy cảm xúc ấy, thơ của Vũ Đình Minh chính là nỗi niềm chân thành, là tiếng lòng của thi nhân trước những điều gần gũi, thân thương. Đến với thế giới nghệ thuật của nhà thơ này, người đọc sẽ bắt gặp những xúc cảm đầy xúc động về tình cha sâu nặng, thiết tha, để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư âm, dư ba qua thi phẩm “Sang năm con lên bày”.
Nhà thơ Vũ Đình Minh nổi tiếng với những tác phẩm ở thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng đằm thắm hơn cả là thơ. Thơ ông nhẹ nhàng, trong trẻo, tha thiết, thường viết về đề tài gia đình, quê hương với những vần thơ êm dịu trong đó tiêu biểu là bài thơ “Sang năm con lên bày”. Bài thơ là lời dặn dò thiết tha của cha dành cho con yêu khi con chuẩn bị bước vào tuổi đi học.
Bài thơ năm chữ “Sang năm con lên bảy” của Vũ Đình Minh như một khúc đồng giao vui tươi, trẻ trung, sôi nổi, là niềm vui của cha đang dõi theo bước chân khôn lớn từng ngày của con. Cha vui sướng nhìn con thơ bước dần vào hành trình tuổi học đường. Cả thế giới tươi đẹp, rộng lớn mở ra trước mắt con. Con đường tới trường đang chờ đón con thơ. Hành trình dài rộng ấy bắt đầu từ những bước chân đầu tiên của con.
“Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường”
“Sang năm con lên bảy” – con bắt đầu chạm vào ngưỡng cửa của tuổi học trò, cánh cổng trường mở ra đón con vào thế giới của tri thức. Đó là bước ngoặt trong cuộc đời con, đánh dấu những đời thay trong con. Nhưng hiện tại, con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ “lon ton.....chạy nhảy”. Tâm hồn trong sáng và tràn ngập yêu thương, thế giới muôn loài, có cây hoa lá dạt dào mến thương trong tâm hồn trắng trong của con. Nhìn ngắm con vô tư, hồn nhiên trong sáng trò chuyện cùng muôn loài, lòng cha bất giác dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, hơi thơ ấm áp, dịu dàng, chứa chan tình cảm mến yêu:
“Giờ con đang *** ton
Khắp sân vườn chạy nhảy.
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con”
Theo tháng năm, tất cả những gì gắn bó với tuổi thơ của con như thiên nhiên, cùng thế giới thần tiên, cổ tích nhiệm màu với những cô tấm, những chàng hoàng tử, công chúa, hay những ông bụt, những dũng sĩ... sẽ trở thành kỷ niệm đầm sâu trong kí ức. Thế giới đó sẽ được nhắc đến trong những câu chuyện ngày xưa của con. “Sang năm con lên bày” con sẽ bước sang một trang mới của cuộc đời cùng với ngọn đèn, trang sách, cùng thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu:
“Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa”
Lời tâm tình thủ thỉ của cha “mai rồi con khôn lớn” như lời dặn dò ân cần, dịu dàng với con yêu. Cha chỉ cho con nhận ra rằng tuổi thơ con tươi đẹp, tâm hồn con rộng mở, hồn nhiên sẽ là nề tảng là hành trang để con bước vào đời. Tất cả sẽ lui về quá khứ, trở thành “chuyện ngày xưa” trong mảng kí ức đẹp tươi của con. Nhưng đó lại là tiền đề để con lắng nghe “Tiếng người nói với con” phải chăng đó là tiếng lòng cha đang vọng về với lời khuyên nhủ, chăm chút, yêu thương.
“Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
Rồi thời gian qua đi, con cũng sẽ lớn khôn cùng với mái trường thân yêu. Tuổi thơ thật đẹp và hồn nhiên sẽ qua đi, chỉ còn lại những ký ức rải khắp triền ấu thơ con. Khi con lớn, cuộc đời sẽ nhiều khó khăn, vất vả, con sẽ tự lập từ đôi bàn tay, khối óc của con. Hạnh phúc chỉ mỉm cười khi con tự tạo nên. Âm thanh “tiếng người” hay tiếng lòng cha mẹ đang thủ thỉ cùng con. Những trải nghiệm con trải qua, những bài học đến với con, con sẽ nhận ra để trưởng thành. Tất cả đều sẽ có được nhờ hai bàn tay con. Hai bàn tay con sẽ làm nên tất cả, chỉ cần con cố gắng, nỗ lực giành lấy. Khi lớn lên và từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình.
Có thể thấy, bài thơ là niềm hy vọng, niềm khao khát, ước mong của người cha dành cho con của mình. Cha muốn con bước vào cuộc đời học sinh với những kỷ niệm đẹp đẽ nhất bằng những gì con có được. Là niềm mong ước mạnh mẽ của cha đối với con, cánh cửa học đường, cánh cửa tri thức đang mở rộng đối với con. Hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con do chính bàn tay và khối óc của con làm ra, sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Bài thơ “Sang năm con lên bảy” của Vũ Đình Minh là bài thơ ca ngợi tỉnh phụ tử cao đẹp, tình yêu thương, sự quan tâm lo lắng của người cha dành cho con thật cảm động. Tình cảm của người cha đối với con tràn đầy yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Đứa con bé bỏng chính là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha vin vào mà tin tưởng, mà khao khát. Người đọc nhận ra đằng sau từng câu chữ ấy là hình ảnh của một người cha hết mực yêu thương con với một niềm tin rất lớn, rằng con sẽ bay cao, bay xa, trưởng thành trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương con của người cha trong bài thơ đã gợi lên trong lòng bạn đọc nhiều xúc cảm về tình phụ từ thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm nhân bản, là tiếng lòng của không chỉ nhà thơ Vũ Đình Minh mà tiếng lòng chung của những người cha đáng kính. Bài thơ góp phần bồi dưỡng tình cảm gia đình gần gũi thân thương, tình phụ tử bền chặt nơi bạn đọc.
Cùng mạch nguồn của tình phụ từ thiêng liêng cao đẹp trong bài thơ “Sang năm con lên bảy” (Vũ Đình Minh), ta bắt gặp những bài thơ tha thiết ngọt ngào tỉnh cha như “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, “Đưa con đi học” của Tế Hanh... Những bài thơ chất chứa tình cảm yêu thương của cha dành cho con. Cha không chỉ là điểm tựa vững chắc, là nơi dựa để con tựa vào khi đã mỏi cánh bay mà con là niềm tin, là động lực đưa con đến bến bờ hạnh phúc, đưa con vươn ra biển lớn...
Bằng lời thơ giản dị, thể thơ năm chữ phù hợp với việc bộc lộ tâm tư tình cảm, là lời thủ thỉ tâm tình của người cha dành cho đứa con bé bỏng. Giọng điệu bài thơ tâm tình, thiết tha thấm sâu vào tâm hồn mỗi người về tình cha con đẹp đẽ, cao cả. Ngôn ngữ bình dị, nhiều hình ảnh đẹp góp phần khắc hoạ tình cảm đong đầy yêu thương, sự quan tâm, tận tình, chu đáo của cha dành cho con.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc cao đẹp từ trái tim sâu nặng của người nghệ sĩ. Làm thơ nghĩa là cuộc hành trình của cảm xúc, tình cảm sẽ dẫn dắt ngòi bút thi nhân đến những miền đất mới đẹp đẽ lạ thường. Bài thơ “Sang năm con lên bảy” là tiếng lòng của nhà thơ Vũ Đình Minh về tỉnh phụ tử ấm áp, thiêng liêng. Bài thơ đã neo đậu trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ bởi lẽ “Thơ là tiếng hát trong tim, là nơi dừng chân của những tâm hồn”.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
2 9483