ĐỀ 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là
người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa
tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi
đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.
Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt
gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa,
không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.”
Câu hỏi
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn
cảnh nào?
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?
d. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn?
e. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên?
Quảng cáo
1 câu trả lời 16048
a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản Làng do Kim Lân sáng tác.
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
b. - Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai.
- Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt
gian theo Tây.
c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vật
của tác giả:
- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (sử dụng nhiều câu hỏi tu từ)
nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật.
- Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin làng mình
theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có bằng chứng và rồi nhục
nhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng...
d. – Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?
– Bộ phận chủ ngữ được rút gọn .
e. Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau:
– Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi di
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
240361
-
72011
-
Hỏi từ APP VIETJACK49956
-
44569