Quảng cáo
2 câu trả lời 39
Nhận xét về cách viết của Nam Cao trong những truyện ngắn, giáo sư Hà Minh Đức viết: "Viết về những nhân vật này, ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà tha thiết gắn bó; không châm biếm, mỉa mai mà chân thành, xúc động. Tác giả xem mình cũng là người trong cuộc". Nhận xét về cách viết của Nam Cao trong những truyện ngắn về những người nông dân tột cùng thống khổ và đau thương, giáo sư Hà Minh Đức viết: "Viết về những nhân vật này, ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà tha thiết gắn bó; không châm biếm, mỉa mai mà chân thành, xúc động. Tác giả xem mình cũng là người trong cuộc". Trong số những tập truyện ngắn của Nam Cao, truyện Lão Hạc là một điển hình về bút pháp như vậy của tác giả viết về những người nông dân đau khổ và lầm than vô hạn. Viết về lão Hạc – nhân vật chính trong truyện, một người nông dân tột cùng nghèo khổ và đau thương – ngòi bút của Nam Cao đã bộc lộ một tình cảm tha thiết gắn bó. Khi chưa hiểu rõ tâm tình của lão Hạc thì giọng điệu của ông giáo dưới ngòi bút của nhà văn tưởng chừng vẫn chỉ là viết về một loại Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận nào đó: "Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi… Lão nói là nói để đấy thôi… Làm quái gì có một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế". Đôi lúc, ông còn bộc lộ sự tự tôn mình, coi thường người nghèo khổ: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi". Một sự lạnh lùng khách quan: Tôi "dửng dưng" nhìn lão để rồi mộng tưởng về một cái thời "say mê", đẹp đẽ, chăm chỉ và đầy "cao vọng" của riêng mình.
Ta bắt đầu cảm thấy một bóng dáng đơn điệu của làng quê ông giáo Thứ trong truyện Sống mòn: con người lạnh nhạt, bới móc nhau… Nhưng tác giả không dừng lại ở đó, ông đưa những trang viết về tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc tiến triển một cách chậm rãi lần theo những lời kể của ông lão, khiến người đọc ngày càng thấy sự rung động, sâu xa của cõi lòng tác giả: Người con trai lão thất tình, bỏ đi phu cao su, để lại cho người cha vài đồng bạc để "ăn quà", một con chó và mảnh vườn nho nhỏ, biệt tích, để cho lão cứ ngóng trông, dành dụm, chắt chiu mà nào biết bao giờ nó về! Vợ mất, con biệt xứ, lão cô đơn giữa tuổi già và cái chết đang dần đến. Ngòi bút của nhà văn lại bùi ngùi, xúc động: "Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn". Vì vậy mà "những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ bồn một chút", nhắc đến con "lão rân rấn nước mắt". Đến đây thì ông giáo đã thốt lên: "Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa".
Trước những đe dọa rình rập, những mất mát chồng chéo lên nhau, ông giáo đành an ủi lão Hạc mà ta nghe thấy biết bao đau xót, thương cảm: "Lão Hạc ơi ! ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?". Thì ra tác giả đâu có thờ ơ, ông thấu hiểu con người tốt đẹp ấy, mỗi lời kể như đượm nỗi xúc động: Thương con, lão không muốn bán đi con chó – kỉ vật của con. Nhưng nuôi nó thì tốn mà lão không muốn phải tiêu vào tiền lão đã dành dụm cho con. Nhưng cái nghèo khổ cứ đến: "làng mất vé sợi", "Lão Hạc không có việc"… Sự điêu đứng cứ dồn dập đến. Ngòi bút nhà văn trở nên xót xa cho lão Hạc. Trước cảnh lão khóc vì để con chó bị bắt, ngòi bút Nam Cao bỗng như trào lên nước mắt. Ông giáo hỏi như để che giấu nỗi đau: "Thế nó cho bắt à", rồi đau đớn và phủ nhận, ông kết luận: "Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ !", đều khổ, đều cơ cực, kiếp người không khác kiếp con chó. Số phận một con chó chấm dứt bằng một cái chết bi thảm thì con người cũng không hơn, còn dữ dội gấp trăm lần.
Nhà văn cảm thông tha thiết với "những người cùng khổ ấy", muốn san sẻ nỗi cực nhục với họ, bởi "một chút âu yếm, một chút tình thương cũng đủ để nâng đỡ họ" (Thạch Lam). Nhưng Nam Cao còn sâu sắc hơn, ông giận cuộc đời gian ác đã cướp đi bao người lương thiện như lão Hạc, nên ông cầm bút khóc cho những con người đang quằn quại sống và quằn quại chết đó.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
6 90908
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 68285
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 49055
-
2 32545
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 27250
-
27170