Quảng cáo
2 câu trả lời 297
Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Và ở Hải Phòng cũng vậy, đó là món bánh đa cua.
Một tô bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như cua đồng, bánh đa… Nhưng với tay nghề khéo léo, tỉ mỉ của những người đầu bếp đã tạo ra một món ăn tuyệt hấp dẫn. Người ăn món bánh đa cua một lần sẽ cảm thấy nhớ mãi không quên.
Nguyên liệu để làm món bánh đa cua gồm có: Thứ nhất là cua đồng phải chọn con cua béo, phần yếm cua đầy đặn. Cua thường là cái cho lượng thịt và gạch nhiều hơn cua đực. Tiếp đến là bánh đa đỏ – đây là nguyên liệu tạo nên sự khác biệt cho món canh bánh đa cua. Cách chế biến bánh đa đỏ mỗi nơi có một bí quyết riêng. Nhưng Dư Hàng Kênh được cho là vùng làm bánh đa đỏ nổi tiếng nhất của Hải Phòng.
Ngoài hai nguyên liệu chính trên đây thì còn có một số nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi, nấm hương. Cùng với đó là một số loại rau nhúng, chần tái cho vào bát (rau rút, rau cần, rau muống). Gia vị ăn kèm thì có mắm tôm, ớt chưng, ớt ngâm dấm, chanh, quất. Nhiều thực khách còn ăn kèm cả với chả lá lốt, trứng, thịt, chân giò…
Về cách chế biến nấu món bánh đa cua. Trước tiên là phần nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch sẽ, Cua được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó.
Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.
Tiếp đến là chế biến bánh đa cua, phải lựa chọn sợi bánh đa nâu sẫm – loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh đa được dùng phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Chính vì vậy mà khi ăn bánh đa sẽ cảm nhận được độ mềm và dai. Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ năm màu sắc. Màu hồng nâu của gạch cua. Màu bánh đa nâu sậm. Màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt. Màu vàng của những tép hành khô giòn rụm. Màu đỏ của cà chua, của ớt.
Tất cả màu sắc hòa chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa sau khi chần sơ bỏ vào trong tô, rồi bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt. Cuối cùng là chan nước dùng thật nóng lên. Vậy là đã có một bát bánh đa cua nóng hổi, hấp dẫn.
Món bánh đa cua thường được ăn nhiều trong mùa hè – khi thời tiết nóng bức. Bởi màu xanh mát của các loại rau, và mùi vị béo ngậy của cua đồng. Đã từ lâu, thành phố cảng Hải Phòng đã nổi tiếng với món ăn này. Bất kỳ ai khi đặt chân đến đây cũng đều muốn thưởng thức một bát bánh đa cua mới thỏa lòng mong đợi. Khi thưởng thức bát bánh đa cua đồng, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh của nước dùng, vị béo của chả lá lốt, chả cá và độ ngậy của cua đồng.
Nếu có dịp ghé thăm Hải Phòng, bạn đừng ngần ngại mà hãy thử ngay một bát bánh đa cua. Tin chắc rằng, chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà đặc trưng của món ăn của người miền biển.
Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Và ở Hải Phòng cũng vậy, đó là món bánh đa cua.
Một tô bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như cua đồng, bánh đa… Nhưng với tay nghề khéo léo, tỉ mỉ của những người đầu bếp đã tạo ra một món ăn tuyệt hấp dẫn. Người ăn món bánh đa cua một lần sẽ cảm thấy nhớ mãi không quên.
Nguyên liệu để làm món bánh đa cua gồm có: Thứ nhất là cua đồng phải chọn con cua béo, phần yếm cua đầy đặn. Cua thường là cái cho lượng thịt và gạch nhiều hơn cua đực. Tiếp đến là bánh đa đỏ – đây là nguyên liệu tạo nên sự khác biệt cho món canh bánh đa cua. Cách chế biến bánh đa đỏ mỗi nơi có một bí quyết riêng. Nhưng Dư Hàng Kênh được cho là vùng làm bánh đa đỏ nổi tiếng nhất của Hải Phòng.
Ngoài hai nguyên liệu chính trên đây thì còn có một số nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi, nấm hương. Cùng với đó là một số loại rau nhúng, chần tái cho vào bát (rau rút, rau cần, rau muống). Gia vị ăn kèm thì có mắm tôm, ớt chưng, ớt ngâm dấm, chanh, quất. Nhiều thực khách còn ăn kèm cả với chả lá lốt, trứng, thịt, chân giò…
Về cách chế biến nấu món bánh đa cua. Trước tiên là phần nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch sẽ, Cua được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó.
Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.
Tiếp đến là chế biến bánh đa cua, phải lựa chọn sợi bánh đa nâu sẫm – loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh đa được dùng phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Chính vì vậy mà khi ăn bánh đa sẽ cảm nhận được độ mềm và dai. Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ năm màu sắc. Màu hồng nâu của gạch cua. Màu bánh đa nâu sậm. Màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt. Màu vàng của những tép hành khô giòn rụm. Màu đỏ của cà chua, của ớt.
Tất cả màu sắc hòa chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa sau khi chần sơ bỏ vào trong tô, rồi bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt. Cuối cùng là chan nước dùng thật nóng lên. Vậy là đã có một bát bánh đa cua nóng hổi, hấp dẫn.
Món bánh đa cua thường được ăn nhiều trong mùa hè – khi thời tiết nóng bức. Bởi màu xanh mát của các loại rau, và mùi vị béo ngậy của cua đồng. Đã từ lâu, thành phố cảng Hải Phòng đã nổi tiếng với món ăn này. Bất kỳ ai khi đặt chân đến đây cũng đều muốn thưởng thức một bát bánh đa cua mới thỏa lòng mong đợi. Khi thưởng thức bát bánh đa cua đồng, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh của nước dùng, vị béo của chả lá lốt, chả cá và độ ngậy của cua đồng.
Nếu có dịp ghé thăm Hải Phòng, bạn đừng ngần ngại mà hãy thử ngay một bát bánh đa cua. Tin chắc rằng, chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà đặc trưng của món ăn của người miền biển.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
53042
-
Hỏi từ APP VIETJACK43144
-
Hỏi từ APP VIETJACK41943
-
Hỏi từ APP VIETJACK37127