thuyết minh về đền Nguyễn Hữu Cảnh
Quảng cáo
1 câu trả lời 5363
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên gọi là Đình Bình Kính) tọa lạc trên diện tích đất rộng, nằm trên đường Đặng Đại Độ, thuộc ấp Bình Kính, phường Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, bên tả của nhánh sông ôm trọn Cù Lao Phố, dưới chân cầu Ghềnh, mặt tiền hướng về Đồng Nai, phía tây nam. Phạm vi đền có diện tích rộng, được tôn tạo với mảng cây xanh và một số công trình tiêu biểu: có tượng Nguyễn Hữu Cảnh bằng gốm và Nhà Văn bia Biên Hòa – Đồng Nai. Hai bên đền là khu dân cư.
Cầu Hiệp Hòa – một trong những cây cầu dẫn tới đền thờ. (Nguồn: Internet)
Mặc dù nằm trên vùng cù lao, bao quanh là sông Đồng Nai, nhưng người dân và khách du lịch đi đến đây qua những cây cầu lịch sử và hiện đại. Trước đây, chỉ có cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát được xây thời Pháp thuộc (năm 1903). Hiện nay, chúng ta còn đến đây bằng cách băng qua cầu Bửu Hòa, Hiệp Hòa và An Hảo.
Đôi điều về Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Theo lời người dân địa phương và tư liệu lịch sử, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (đình Bình Kính) được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVIII, thờ thần hoàng bốn cảnh. Xưa đình thuộc phạm vi của làng Bình Kính nên đình mang tên là đình Bình kính. Xưa thì chỉ là miếu nhỏ, được làm từ vách ván, mái ngói. Nhưng do cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn với chúa Nguyễn mà nơi đây trở nên hoang tàn.Sau này, người dân cải miếu thành đình, thờ Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh làm phúc thần của làng xã. Thời vua Gia Long đã cho trùng tu lại đền và cắt cứ 10 từ phu trông coi chăm sóc. Năm 1851 (Tự Đức thứ 4), triều đình cấp tiền để cất lại đình cách đình cũ 400 mét về phía bên phải. Năm 1960, đình được trùng tu, mở rộng chánh điệnTrải qua mấy thế kỉ, vượt qua bao thăng trầm của lịch sử đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh đã trở nên như hôm nay, luôn vững bền trước sức ép của những cuộc chiến tranh ác liệt, khắc khe của thiên nhiên. Vùng đất cù lao phố nói chung và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng luôn mang một giá trị cao quý đẹp đẽ, thể hiện lòng tưởng nhớ của đời sau dành cho vị khai quốc công thần. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh đã được Bộ Văn hóa – thông tin – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 25 tháng 3 năm 1991.Nơi chính điện, nghe chuyện về Đức Ông
Lối vào chính điện. (Nguồn: Internet)
Phía trước mắt của chúng ta là lối dẫn vào chánh điện. Lối vào chánh điện có ba cánh cửa theo kiến trúc hiện đại. Khi bước vào trong, chúng ta sẽ thấy các bàn thờ các vị Tiên sư và bàn thờ chính giữa là Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Ngoài ra còn cả bảng tóm tắt, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đức ông.Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh (Thành, húy là Kính), sinh năm 1650 ở Quảng Bình. Thân sinh là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, võ dõng mưu lược, phụng sự dưới hai đời chúa Nguyễn. Năm 1698, khi đó ông đang trấn thủ di Binh Khương (Ninh Thuận – Khánh Hòa ngày nay) được chúa Nguyễn Phúc Chu sai làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai.
Khi đến xứ Đồng Nai, ông đã chọn lấy vùng đất Cù lao phố, một thương cảng bậc nhất lúc bấy giờ. Trong chuyến kinh lược, ông đã thực hiện một số công việc quan trọng, đặt nền tảng cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ và quản lý vùng Nam Bộ thời bấy giờ.
Năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện nhiệm vụ trấn an vùng biên giới Tây Nam Bộ. Trên đường trở về, ông bị bệnh và mất tại Rạch Gầm (Mỹ Tho) vào ngày 16 tháng 5 năm 1700. Linh Cửu của ông được đưa về Cù lao Phố, sau đó được chôn cất tại qê nhà là Quảng Bình.
Lúc sinh thời có công to lớn trong việc xác lập và bảo vệ vùng đất phương Nam tổ quốc, sau khi được chúa Nguyễn và nhân dân tỏ lòng nhớ ơn và được truy tặng Hiệp tán công thần, Đặc tiến Chưởng dinh, Tráng hoàn hầu. Sau này, ông được truy phong Thượng đẳng công thần đặc Trấn phủ quốc Chưởng cơ với tước Lễ Thành hầu, được thờ ở Thái Miếu. Tại Cù lao Phố, nhân dân đã thờ ông ở Đình Bình Kính (cải tên của Đình Bình Hoành), về sau gọi là đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Nguyễn Hữu Cảnh được lòng dân Biên Hòa – Đồng Nai tôn thờ như một vị phúc thần của làng xã được tôn kính là “Tiền hiện của các tiền hiền”.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
2 24416
-
5 13649
-
8715
-
5384
-
4640