Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 23 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 11

861
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Câu 1: Đầu pit-tông có rãnh để:

A. Lắp xec măng.

B. Chống bó kẹt, giảm mài mòn.

C. Tản nhiệt, giúp làm mát

D. Giúp thuận tiện cho việc di chuyển của pit-tông.

Đáp án: A

Câu 2: Xec măng được bố trí ở:

A. Đỉnh pit-tông.

B. Đầu pit-tông.

C. Thân pit-tông

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: B

Vì bố trí ở đầu pit-tông nhằm bao kín buồng cháy.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Xecmăng dầu bố trí phía trên, xec măng khí phía dưới.

B. Xecmăng khí ở trên, xec măng dầu ở dưới.

C. Đáy rãnh xecmăng khí có khoan lỗ

D. Đáy rãnh xecmăng khí và xec măng dầu có khoan lỗ

Đáp án: B

Vì xec măng dầu phía dưới để ngăn dầu bôi trơn sục vào buồng cháy, xec măng khí phía trên ngăn khí trên buồng cháy lọt xuống cacte.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: .......cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc của động cơ.

A. Đỉnh pit-tông

B. Thân pit-tông

C. Đầu pit-tông

D. Chốt pit-tông

Đáp án: A

Vì đó chính là nhiệm vụ của đỉnh pit-tông.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Xecmăng dầu ngăn không cho dầu dưới cacte sục lên buồng cháy.

B. Xecmăng khí ngăn không cho khí cháy lọt xuống cate.

C. Nếu chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh thì không cần xec măng, nhằm giảm chi phí.

D. Không thể chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh để khỏi sử dụng xecmăng

Đáp án: C

Vì nếu chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh khi quá trình cháy giãn nở xảy ra, pit-tông sẽ giãn nở gây bó kẹt, làm mài mòn pit-tông, việc thay thế tốn kém chi phí và khó tháo lắp.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thanh truyền:

A. Thân thanh truyền có tiết diện hình chữ I.

B. Đầu to thanh truyền chia làm 2 nửa.

C. Đầu to thanh truyền chỉ dùng bạc lót.

D. Đầu to thanh truyền có thể dùng bạc lót hoặc ổ bi.

Đáp án: D

Vì thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I, đầu to thanh truyền có thể chia làm 2 nửa hoặc liền khối, đầu to thanh truyền chỉ dùng bạc lót khi cấu tạo chia làm 2 nửa.

Câu 7: Theo em, người ta bố trí trục khuỷu ở:

A. Thân máy

B. Thân xilanh

C. Cacte

D. Trong buồng cháy

Đáp án: C

Vì trục khuỷu được bố trí dưới cacte.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cổ khuỷu lắp với đầu to thanh truyền.

B. Chốt khuỷu lắp với đầu nhỏ thanh truyền

C. Chốt khuỷu lắp với đầu to thanh truyền

D. Cổ khuỷu lắp với thân thanh truyền

Đáp án: C

Vì cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu, đầu nhỏ thanh truyền lắp với pit-tông, thân thanh truyền nối đầu to với đầu nhỏ.

Câu 9: Chi tiết nào giúp trục khuỷu cân bằng:

A. Bánh đà

B. Đối trọng

C. Má khuỷu

D. Chốt khuỷu

Đáp án: B

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Pit-tông cùng với thân xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.

B. Ở động cơ 2 kì, pit-tông làm thêm nhiệm vụ của van trượt để đóng, mở các cửa.

C. Pit-tông được chế tạo vừa khít với xilanh.

D. Pit-tông nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí.

Đáp án: C

Vì pit-tông không chế tạo vừa khít với xilanh, người ta sử dụng xecmăng để bao kín buồng cháy.

Bài viết liên quan

861
  Tải tài liệu