Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Xưng hô trong hội thoại có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Bài: Xưng hô trong hội thoại có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Xưng hô trong hội thoại có đáp án
Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải từ ngữ xưng hô trong hội thoại
A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ
B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó
C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh
D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh
Chọn đáp án: C
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất khi chung ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp
B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Chọn đáp án: C
Giải thích: Khi giao tiếp, muốn lựa chọn đúng từ ngữ giao tiếp cần dựa vào tính chất của tình huống giao tiếp, mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
Câu 3: Trong câu “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
Từ “chúng tôi” trong câu trên được ai dùng?
A. Các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới
B. Tất cả trẻ em trên thế giới
C. Tất cả công dân trên thế giới
D. Tất cả phụ nữ trên thế giới
Chọn đáp án: A
Câu 4: Thế nào là xưng hô trong hội thoại?
A. Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô
B. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm
C. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: C
Câu 5: Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?
A. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp
B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
C. Dựa vào mục đích giao tiếp
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D
Giải thích: Khi xưng hô cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng, mục đích, nội dung giao tiếp
Câu 6: Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?
A. Danh từ
B. Phó từ
C. Động từ
D. Tính từ
Chọn đáp án: A
Giải thích: Từ ngữ xưng hô ở đây: ông- mày, đều là những danh từ được sử dụng làm đại từ xưng hô
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án năm 2021 – 2022
- rắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 Bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có đáp án năm 2021 – 2022