Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
Lý thuyết tổng hợp Hóa học lớp 8 Bài 13: Phản ứng hóa học chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Hóa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa 8.
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
1. Định nghĩa
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
Chất ban đầ, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)
Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.
Cách ghi:
Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm
VD: Natri + nước → natri hidroxit
Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành natri hidroxit
Trong quá trình ohản ứng, luọng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần
2. Diễn biến của phản ứng hóa học
VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro
- Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau
- Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro
- Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy
Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
3. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào
- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh
- Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không
- Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng
4. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra
- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…)
- Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy
Bài tập tự luyện
Bài 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp không phải mô tả phương trình hóa học
A. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần
B. Sắt cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2
C. Natri cháy trong không khí tạo thành Na2O
D. Tất cả đáp án
Lời giải:
Trường hợp không phải mô tả phương trình hóa học là: Rượu để trong chai không kín bị cạn dần
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về
A. số nguyên tử của mỗi chất.
B. số nguyên tố của mỗi chất.
C. số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
D. số phân tử của mỗi chất.
Lời giải:
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố của các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3:Trong một phản ứng hóa học các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B. Số nguyên tử trong mỗi chất
C. Số nguyên tố tạo chất
D. Số phân tử của mỗi chất
Lời giải:
Trong một phản ứng hóa học các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Đáp án cần chọn là: A
Bài 4: Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotpho pentaoxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hóa học trên.
A. Photpho + điphotpho pentaoxit khí oxi
B. Photpho khí oxi + điphotpho pentaoxit
C. Photpho + khí oxi điphotpho pentaoxit
D. Điphotpho pentaoxit + oxi photpho
Lời giải:
Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotpho pentaoxit
hay photpho tác dụng với oxi thu được chất điphotpho pentaoxit
Photpho + khí oxi điphotpho pentaoxit
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?
A. Canxi oxit + cacbon đioxit → Canxi cacbonat
B. Canxi oxit → Canxi cacbonat + cacbon đioxit
C. Canxi cacbonat →Canxi oxit + cacbon đioxit
D. Canxi cacbonat + Canxi oxit → Cacbon đioxit
Lời giải:
Phương trình chữ:
Canxi cacbonat → canxi oxit + cacbon đioxit
Đáp án cần chọn là: C