Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 39 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 9

367
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)

Câu 1: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là:

A. Dầu khí

B. Titan

C. Muối

D. Cát thủy tinh

Giải thích

Muối là khoáng sản vô tận ở biển nước ta. Nghề muối phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc xuống Nam.

Đáp án: C.

Câu 2: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:

A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.

B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.

C. Phòng chống ô nhiễm biển.

D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Giải thích

Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, phòng chống ô nhiễm biển, bảo vệ các rạn san hô và đánh giá, điều tra tiềm năng sinh vật tại các biển sâu.

Đáp án: D.

Câu 3: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc:

A. Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Nam Trung Bộ

Giải thích

Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc biển Nam Trung Bộ với một số tỉnh trọng điểm như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi,… Do có nhiều điều kiện thuận lợi như: nước biển có độ mặn cao, số giờ nắng cao.

Đáp án: D.

Câu 4: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là:

A. Cát thuỷ tinh

B. Muối

C. Pha lê

D. San hô

Giải thích

Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là cát thủy tinh. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).

Đáp án: A.

Câu 5: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.

B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.

C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.

D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.

Giải thích

Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo. Có thể dựa vào Atlat địa lý Việt Nam để ìm vị trí và sắp xếp các đảo.

Đáp án: A.

Câu 6: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả:

A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.

C. tác động đến đời sống của ngư dân.

D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Giải thích

Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển, tác động đến đời sống của ngư dân,…

Đáp án: D.

Câu 7: Đâu không phải là cảng biển:

A. Đà Nẵng

B. Cần Thơ

C. Vũng Tàu

D. Quy Nhơn

Giải thích

Cần Thơ là một tỉnh không giáp biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cũng không phải tên của một cảng biển.

Đáp án: B.

Câu 8: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn:

A. 100       B. 110

C. 120       D. 130

Giải thích

Hiện nay ở nước ta có khoảng 120 Cảng biển lớn nhỏ. Công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm).

Đáp án: C.

Câu 9: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm:

A. 1966      B. 1976

C. 1986      D. 1996

Giải thích

Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liên tục qua các năm.

Đáp án: C.

Câu 10: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là:

A. Dầu, khí

B. Dầu, titan

C. Khí, cát thủy tinh

D. Cát thủy tinh, muối

Giải thích

Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí tự nhiên, phân bố trong các bể trầm tích.

Đáp án: A.

Bài viết liên quan

367
  Tải tài liệu