Bộ 30 đề thi Học kì 1 Văn lớp 9 có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1731
  Tải tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Văn lớp 9 có đáp án

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 2: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm lịch sự

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì?

A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau

B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch.

C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu

D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.

Câu 4: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?

    “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương

B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng

C. Buồn nhớ người yêu

D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?

A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh

C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ 

Phần tự luận

Câu 6: (5 điểm)

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. 

Câu 7: (3 điểm)

a) Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5 điểm)

b) Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm)

c) Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm)

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Văn 9 - Đề số 1

Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

B

A

C

D

B

Phần tự luận

Câu 6: (5 điểm)

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó. 

Câu 7: (3 điểm)

Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

3. Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 2)

Phần I

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

2. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

3. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

4. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

Phần II

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

 Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Văn 9 - Đề số 2

Phần I (6 điểm)

1. Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)

 2. Viết đoạn văn

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)

3. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)

4. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)

Phần II (4 điểm)

1. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

 2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 3)

Phần I. (7 điểm)

Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:

“ Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”

Câu 1: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao? 

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).

Câu 3: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? 

 Câu 4: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?

Phần II. (1,5 điểm)

“ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.

Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.

Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ?

Phần III. (1,5 điểm)

Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.

Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.

Câu 2: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Văn 9 - Đề số 3

Phần I. (7 điểm)

Câu 1:  Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió (0,5 điểm)

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của Kiều (5 điểm)

- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai (1 điểm)

- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả (0,5 điểm)

- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…) (0,5 điểm)

- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều (0,5 điểm)

- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều (0,5 điểm)

→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật (1 điểm)

- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế (1 điểm) 

Câu 3: Chép thuộc thơ (1 điểm)

“ Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Câu 4: Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. (0,5 điểm)

Phần II. (1,5 điểm)

Câu 1: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí (0,5 điểm)

- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc

- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.

Câu 2: Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo

dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ (1 điểm)

Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử

Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.

Phần III. (1,5 điểm)

Câu 1: Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:

- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người

- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc

- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn

- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước

→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác

 Câu 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà (0,5 điểm)

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 4)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Đọc kĩ  các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra: 

Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám            

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mĩ            

D. Sau năm 1975

Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả                              

B. Biểu cảm, tự sự,  miêu tả, bình luận 

C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả                  

D. Biểu cảm, tự sự

Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì?

A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.   

B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa. 

C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng.   

D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê.

Câu 4. Các câu văn sau  trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ?

A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu.  

C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu.

D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ?    

Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì?   

A. Mục đích giao tiếp                              

B. Nội dung giao tiếp       

C. Đối tượng giao tiếp                            

D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp

Câu 6. Để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết cần đưa vào bài văn tự sự yếu tố nào?

A. Nghị luận              

B. Miêu tả        

C.Biểu cảm          

D. Đối thoại, độc thoại

Câu 7.Các ý kiến sau đây nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ý kiến nào đúng?

 

Ý kiến

a. Tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình

b. Dùng những hình tượng thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp của con người

c. Miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình

d. Miêu tả ngoại hình nhân vật để dự báo số phận

II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ. Trình tự tâm trạng đó có hợp lí không? Vì sao?

 ( Giải thích không quá 3 câu văn).

Câu 2 (7,0 điểm):Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.)

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 5)

I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2 (3.0 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới.          

 “Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

Thấy sao trời  đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

 

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già 

Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào?

b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm

Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (2,0  điểm)

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì?

A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. 

B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh. 

C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo. 

Câu 2. “Thạch Sanh” là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?                                  

A. Nhân vật là động vật.                    

B. Nhân vật thông minh.

C. Nhân vật người mang lốt vật.            

D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng.         

Câu 3. Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là?

A. Truyền thuyết.                                   

B. Truyện cổ tích.       

C. Truyện ngụ ngôn.                              

D. Truyện cười.  

Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì?

A. Thần tài giỏi.      

B. Thần nhân hậu.      

C. Thần trên trời.          

D. Thần núi.

Câu 5. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”.

A. Trong lớp            

B. An                     

C. nói năng                      

D. tự tiện

Câu 6. Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là gì?

A. Trạng ngữ            

B. Bổ ngữ              

C. Chủ ngữ                      

D. Vị ngữ

Câu 7. Trong các từ sau từ nào thuộc từ loại chỉ từ?

A. Tập thể                

B. Nhưng               

C. Nọ                                 

D. Tất cả 

Câu 8. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể loại truyện trung đại?

A. Sự tích Hồ Gươm.                                    

B. Mẹ hiền dạy con.

C. Em bé thông minh.                            

D. Thầy bói xem voi.  

II. Tự luận (8,0 điểm)

Kể về một người bạn mà em yêu quý.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 7)

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Theo Tác giả Lê Anh Trà trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, khác người.

B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng.

C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.

D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.

Câu 2. Ai là tác giả của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí?

A. Kim Lân.                                 

B. Phạm Tiến Duật.         

C. Ngô gia văn phái.                    

D. Nguyễn Thành Long.

Câu 3. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến các sự việc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc.

B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ.

C. Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ – Gặp gỡ và đính ước.

D. Gia biến là lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ. 

Câu 4. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.          

B. Phương châm lịch  sự.                                

C. Phương châm quan hệ.            

D. Phương châm về chất                                            

Phần II. Tự luận (8,0  điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau : 

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. ..”

                                                                                                                      (Bếp lửa - Bằng Việt)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh “ngọn lửa” trong khổ thơ?

Câu 2. (6,0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận).

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 8)

I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).

Câu 1: ( 2 điểm).

a. Chép 3 câu thơ tiếp theo và cho biết tên bài thơ, tên tác giả. 

                   “…Trăng cứ tròn vành vạnh

                    …………………………………………….”

b. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ trên 

Câu 2: (2 điểm).

a. Có mấy cách phát triển từ vựng ? Kể ra ? 

b. Giải nghĩa các từ sau đây: công viên nước, cầu truyền hình.

II - LÀM VĂN: ( 6 điểm)

Sau nhiều năm xa cách, em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 9)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.  

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 10)

Phần I (5.5 điểm):

Cho đoạn văn sau:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.

3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống. 

Phần II (4.5 điểm):

Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Trích "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận)

1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

2. Cho câu chủ đề: 

“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.

a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên.

b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 11)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi.

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Ánh trăng.

C. Lặng lẽ Sa Pa.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2.  Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Đoàn thuyền đánh cá.

C. Mùa xuân nho nhỏ.

D. Bếp lửa.

Câu 3.  Thành ngữ đánh trống lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm về chất.

D. Phương châm quan hệ.

Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?

A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.

B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.

D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau: 

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo.

Câu 6 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 12)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.  

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 13)

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. 

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng  câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán­)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? 

Câu 4. Lí giải vì sao cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu mà em chọn?

Câu 5. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm): 

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ? 

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 14)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi

Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?

 A. Cảm hứng về lao động.                              

B. Cảm hứng về thiên nhiên.                             

C. Cảm hứng về chiến tranh.                          

D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.                        

Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

 A. Phương châm về lượng.                              

B. Phương châm về chất.                                       

 C. Phương châm quan hệ.                              

D. Phương châm cách thức. 

Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

-  Hà, nắng gớm, về nào…”        (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)

A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.

C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                        Trăng cứ tròn vành vạnh

                                        kể chi người vô tình

                                        ánh trăng im phăng phắc

                                        đủ cho ta giật mình.

a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống   “uống nước nhớ nguồn”.

Câu 6 (5.0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn  Làng của Kim Lân. 

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Văn 9 - Đề số 14

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 

1

2

3

4

Đáp án

A

D

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).

Câu 5

a) 

- Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”.

- Tác giả là Nguyễn Duy. 

b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc.

c) 

- Về hình thức: Học sinh biết cách viết  đoạn văn  nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc.

- Về nội dung:  Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. 

+ Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…(d/c)

+ Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội.   

Câu 6 

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;

- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:  

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng.

- Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai.        

B. Thân bài

1. Khái quát: 

- Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai.  

2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai:

 * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư.

 * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách:  tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến:

- Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). 

- Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi.

- Những ngày ở nhà: 

+ Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng).

+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến.

+ Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

- Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng).

3. Đánh giá về nghệ thuật:

- Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói.

- Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.

C. Kết bài:

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai.  

-------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 1 Văn lướp 9 có đáp án - (Đề số 15)

Câu 1: (2 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Câu 2: (2 điểm) Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào? 

Câu 3: (1điểm) Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại

a. Về khuya, đường phố rất im lặng.

b. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

Câu 4(5 điểm)

- Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó , em đã phát biểu  kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Đáp án đề thi Học kì 1 Văn 9 - Đề số 15

Câu 1 (2 điểm)

Về nội dung: (1 điểm)

- Bức tranh hiện thực về Xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người

- Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong Xã hội Phong kiến

- Lên án chế độ Phong kiến vô nhân đạo

- Cảm thương trước số phận bi thảm của con người.

- Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính

Về nghệ thuật: (1 điểm)

- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. 

- Với Truyện Kiều ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học dân tộc  và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. 

- Với Truyện Kiều nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người  

Câu 2 (2 điểm) 

Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện

- Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp     (1 điểm)

- Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất  định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay  (1 điểm)

Câu 3 (1 điểm)

a. Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng                           ( 0,5 điểm)

b. Dùng sai từ “ cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động                                                                            ( 0,5 điểm)

Câu 4 (5 điểm)

a. Yêu cầu về hình thức

+ Bài có đầy đủ ba phần : Mở bài  - Thân bài - Kết bài 

+ Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn ; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành.

+ Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.

b. Yêu cầu về nội dung

- Kết hợp tốt các yếu tố: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

Sau đây là các ý cơ bản :

Mở bài (1 điểm)

Giới thiệu chung về tiết học

Tiết ...ngày thứ 7 tuần...tại phòng học ,lớp 9..đã tổ chức buổi sinh hoạt

Thân bài (3 điểm)

-  Bạn lớp trưởng chủ trì cuộc họp( 0,5 điểm)

-  Buổi họp bình xét hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi có nhiểu ý kiến phát biểu (0,75 điểm)

-  Em đưa ra ý kiến thuyết phục và khẳng định Nam là người bạn tốt. ( 2 điểm)

+  Nam ít nói , chăm chỉ học tập , Nam học rất giỏi 

+ Nam thường giảng bài giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên

+ Nam từng mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi bóng đá , đi tắm bể bơi

+ Một số bạn trong lớp hiểu lầm cho là Nam mách lẻo để nịnh hót .Tôi thiết nghĩ Nam nói với cô giáo là việc lên làm vì có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm để sửa chữa tiến bộ

 Kết bài (1 điểm)

- Khẳng định tình bạn trong sáng phải luôn giúp đỡ.

   

-------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

1 1731
  Tải tài liệu