Tây tiến – Quang Dũng – Ngữ văn 12 – Tác giả tác phẩm

Tài liệu tác giả tác phẩm Bài Tây tiến Ngữ văn 12 học kì 1, học kì 2 tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn Văn 12

540
  Tải tài liệu

Tây tiến

I. Đôi nét về tác giả Quang Dũng
- Quang Dũng sinh năm 1921, mất năm 1988, tên khai sinh là Bùi Đình Diệm

- Quê quán: Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia quân đội

- Từ sau năm 1954, ông là Biên tập viên Nhà xuất bản Văn học

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc

- Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)

- Phong cách sáng tác: hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa – đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến của mình

- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Hỏi đáp VietJack

II. Đôi nét về tác phẩm Tây tiến
1. Hoàn cảnh ra đời

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

   + Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào

   + Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa

   + Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước

- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)

- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”

2. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

- Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

3. Giá trị nội dung

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

4. Giá trị nghệ thuật:

- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..

- Kết hợp chất nhạc và chất họa

III. Dàn ý phân tích Tây tiến
Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng (đôi nét về tiểu sử, phong cách nghệ thuật, sáng tác chính...)

- Giới thiệu khát quát về bài thơ Tây Tiến (hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật)

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát về đoàn quân Tây Tiến

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947

- Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào

- Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa

- Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước

2. Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Cảm xúc chủ đạo: “nhớ chơi vơi”, nỗi nhớ da diết bao trùm, mênh mang đầy ắp lên mọi cảnh vật, con người

- Cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội và hiểm trở:

   + Hình ảnh thơ: sương lấp, mây, mưa, thác, cọp... gợi nên sự gian nan, vất cả

   + Địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi sự xa xôi, cách trở

   + Sử dụng từ láy giàu giá trị tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, điệp từ dốc gợi sự quanh co, gập ghềnh, địa hình hiểm trở

   + Hình ảnh thơ độc đáo: “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao của địa hình vừa diễn tả nét tinh nghịch, ngộ nghĩnh của những người lính

   + Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

   + Sử dụng các câu thơ dày đặc thanh trắc có tác dụng to lớn trong việc diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của địa hình

- Cảnh thiên nhiên miền Tây lãng mạn, bình dị, mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm

   + Hoa về trong đêm hơi

   + Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

   + Cơm lên khói, nhà em thơm nếp xôi

- Hình ảnh người lính Tây Tiến: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh

⇒ Bằng bút pháp hiện thực mạnh bạo, khỏe khoắn, miêu tả xen kẽ hài hòa… đoạn thơ phác họa bức tranh nói rừng vừa hiểm trở, hoang vu, dữ dội vừa lãng mạn, bình dị.

3. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ

- Không khí đêm liên hoan tưng bừng, cả doanh trại như một ngày hội, một lễ cưới: doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

- Hình ảnh trung tâm: các cô gái với trang phục cổ truyền lộng lẫy, e thẹn, tình từ trong các điệu múa (qua hình ảnh xiêm áo, nàng e ấp)

- Hình ảnh những người lính trẻ: bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

⇒ Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp tình tứ của các cô gái miền Tây, tình quân dân thắm thiết và tinh thần lạc quan, yêu đời của những người lính

b) Cảnh sông nước miền Tây

- Cảnh sắc thiên nhiên:

   + Chiều sương ấy: màn sương mờ ảo, mang đậm màu sắc huyền thoại, cổ tích

   + Hồn lau: cây lau phất phơ như có hồn

→ Thiên nhiên đẹp, huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng.

- Con người:

   + Dáng người trên độc mộc: dáng điệu mềm mại, uyển chuyển mà hiên ngang, khỏe mạnh

⇒ Bằng bút pháp lãng mạn, quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây Bắc.

4. Chân dung người lính Tây Tiến

- Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính

- Tâm hồn:

   + Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

   + Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sựu sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

→ Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám

- Sự hi sinh:

   + Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”

   + Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh

→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết ko phải là sự ra đi mk là sự trở về với đất mẹ yêu thương

⇒ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính

5. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

- Mùa xuân ấy: thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ mà lãng mạn, hào hùng

- Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: Lời thề của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Hình ảnh người lính Tây Tiến bi tráng, lãng mạn trên nền thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, hiểm nguy, vừa thơ mộng, trữ tình

   + Nghệ thuật: sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, cách sử dụng ngôn ngữu, hình ảnh thơ độc đáo...

- Liên hệ, mở rộng với hình ảnh người lính trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài viết liên quan

540
  Tải tài liệu