Giáo dục công dân lớp 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12.

540
  Tải tài liệu

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

A. Lý thuyết

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Bình đẳng về chính trị:

    + Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

    + Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

    + Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước.

    + Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước.

- Bình đẳng về kinh tế

    + Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc.

    + Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng.

    + Nhà nước ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó khăn.

- Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

    + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.

    + Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

    + Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.

c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc

- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một bộ phận dân cư của quốc gia được gọi là?

A. Dân tộc.

B. Cộng đồng.

C. Quốc gia.

D. Vùng, miền.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

D. Quyền tự do dân chủ của công dân.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Bình đẳng giữa các dân tộc là …trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Trong dấu “…” là?

A. Yếu tố quan trọng.

B. Cơ sở quan trọng.

C. Nguyên tắc.

D. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

Đáp án

Đáp án: D

Câu 4: Công dân đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án

Đáp án: B

Câu 5: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện?

A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

C. Tham gia thảo luận, góp ý các vẫn đề chung của cả nước.

D. Cả A,B,C.

Đáp án

Đáp án: D

Câu 6: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, giáo dục.

D. Quốc phòng – an ninh.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 7: Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là?

A. Tín ngưỡng.

B. Mê tín.

C. Tôn giáo.

D. Phong tục tập quán.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 8: Các địa điểm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là?

A. Cơ sở tôn giáo.

B. Địa điểm tôn giáo.

C. Cơ sở tín ngưỡng.

D. Địa điểm tín ngưỡng.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 9: Ở nước ta hiện nay, đạo nào được nhiều người theo nhất?

A. Đạo Phật.

B. Đạo Cao đài.

C. Đạo Kito.

D. Đạo Thiên chúa.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 10: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được dựa trên?

A. Tinh thần tôn trọng pháp luật.

B. Phát huy giá trị văn hóa.

C. Đạo đức, tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.

D. Cả A,B,C.

Đáp án

Đáp án: D

Bài viết liên quan

540
  Tải tài liệu