Giáo dục công dân lớp 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12.

771
  Tải tài liệu

Bài 2: Thực hiện pháp luật

A. Lý thuyết

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật

- Giai đoạn 1: giữa các cá nhân, tổ chức hình thành mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh gọi là quan hệ pháp luật.

- Giai đoạn 2: cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật

- Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động.

    + Vd: đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động.

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:

    + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

    + Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

    + Buộc họ phải làm những công việc nhất định.

c. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự:

    + Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự

    + Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính

    + Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

    + Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

- Vi phạm dân sự

    + Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

    + Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật

    + Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

    + Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.     B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.     D. áp dụng pháp luật.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. thỏa ước lao động tập thể.     B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự.     D. quy tắc quản lí nhà nước.

Đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi

A. khuyết điểm.     B. hoạt động.

C. tội phạm.     D. hành vi.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tố cáo công khai.     B. Khiếu nại tập thể.

C. Kinh doanh ngoại tệ.     D. Giải cứu con tin.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.     B. Hình sự.

C. Hành chính.     D. Kỉ luật.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 6: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ổn định ngân sách quốc gia.

B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.

C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.

D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Đáp án

Đáp án: D

Câu 7: Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Phổ biến pháp luật.     B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.     D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án

Đáp án: C

Câu 8: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B chủ đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.     B. Hành chính.     C. Kỉ luật.     D. Dân sự.

Đáp án

Đáp án: A

Câu 9: Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.     B. Hành chính.     C. Dân sự.     D. Kỉ luật.

Đáp án

Đáp án: B

Câu 10: Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh B chánh văn phòng bị say rượu nên anh A văn thư sở điện lực X đã thay anh B sang phòng ông C giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông C đang ngủ, anh A ra quán cà phê gặp anh D nhân viên bán bảo hiểm. Vì anh D không đồng ý các điều khoản do anh A yêu cầu nên giữa hai anh đã xảy ra xô xát. Anh E quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy làm anh D ngã gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật?

A. Anh B, ông C và anh D.     B. Ông C, anh A và anh E.

C. Anh B, anh A và ông C.     D. Anh A, ông C và anh D.

Đáp án

Đáp án: C

Bài viết liên quan

771
  Tải tài liệu