Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn

Lời giải Bài 19.6 trang 65 SBT Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10.

601


Giải SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm

Bài 19.6 trang 65 SBT Vật lí 10: Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong khối gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 19.3). Xét viên đạn có khối lượng m1 = 5 g, khối gỗ có khối lượng m2 = 1 kg và h = 5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 19: Các loại va chạm - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.

b. Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.

Lời giải:

a. Chọn gốc thế năng tại vị trí thấp nhất của con lắc

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ ngay sau khi va chạm cho đến khi con lắc đạt độ cao cực đại:

12m1+m2.v2=m1+m2.g.h

v=2g.h=2.9,8.0,050,99m/s

b. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ khối gỗ - viên đạn ngay trước và sau va chạm:

m1.v0=m1+m2.v

v0=m1+m2.vm1

Ta có độ lớn:

v0=m1+m2.vm1=0,005+1.0,990,005198,99m/s

Bài viết liên quan

601