Công nghệ 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
I. KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
1. Keo đất
a) Khái niệm về keo đất
Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước)
Mỗi một hạt keo có một nhân
Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Lớp này mang điện âm thì keo mang điện âm, lớp này mang điện dương thì keo mang điện dương. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.
Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
2. Khả năng hấp thụ của đất
Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.
II - PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT
Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất. Phản ứng do nồng độ [H+] > [OH-] quyết định:
- [H+] > [OH-]: phản ứng chua
- [H+] = [OH-]: phản ứng trung tính
- [H+] < [OH-]: phản ứng kiềm
1. Phản ứng chua của đất
Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất, độ chua của đất được chia làm 2 loạichua:
a) Độ chua hoạt tính
Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên
Được biểu thị bằng pH (H20)
Trị số pH đất thường dao động từ 3 đến 9:
- Đất lâm nghiệp: chua, rất chua, độ pH < 6.5
- Đất nông nghiệp: chua (trừ đất phù sa, đất mặn kiềm)
- Đất phèn: rất chua, độ pH < 4
b) Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất
Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm
Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất
III - ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT
1. Khái niệm
Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
2. Phân loại
Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại:
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.
Hoạt động sản xuất con người có vai trò nhất định trong độ phì nhiêu của đất, tuy nhiên độ phì nhiêu chỉ là khả năng đất cho năng suất cây trồng cao.
Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:
- Giống tốt
- Thời tiết thuận lợi
- Đặc biệt cần chế độ chăm sóc tốt, hợp lý
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?
A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.
B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.
C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.
D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch
Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.
Giải thích: Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22
Câu 2:Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:
A. Lớp ion quyết định điện.
B. Lớp ion bất động.
C. Lớp ion khuếch tán.
D. Nhân keo đất.
Đáp án: C. Lớp ion khuếch tán.
Giải thích:Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22
Câu 3:Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?
A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.
B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.
C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.
D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
Đáp án: D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
Giải thích: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
Câu 4: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Thành phần cơ giới
B. Số lương keo đất.
C. Số lượng hạt sét
D. Phản ứng dung dịch đất
Đáp án: B. Số lượng keo đất.
Giải thích: Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét…, hạn chế sự rửa trôi và chúng phụ thuộc vào số lương keo đất – SGK trang 23
Câu 5:Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:
A. Keo đất
B. Keo đất và dung dịch đất.
C. Dung dịch đất.
D. Tất cả các loại hạt có trong đất.
Đáp án: B. Keo đất và dung dịch đất.
Giải thích: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở keo đất và dung dịch đất – SGK trang 22.
Câu 6: Chọn câu đúng:
A. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng kiềm.
B. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng trung tính.
C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.
D. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng chua.
Đáp án: C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.
Giải thích: Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua – SGK trang 23
Câu 7:Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?
A. H+ trong dung dịch đất.
B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.
C. Al3+ trong dung dịch đất.
D. H+ và Al3+ trong keo đất.
Đáp án: A. H+ trong dung dịch đất.
Giải thích:Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên – SGK trang 23
Câu 8: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa
A. các muối tan NaCl, Na2SO4.
B. các ion H+ và Al3+.
C. H2SO4.
D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...
Đáp án: D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...
Giải thích: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3… Khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm – SGK trang 23
Câu 9:Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?
A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao
B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
C. Cung cấp nước.
D. Không chứa chất độc hại.
Đáp án: A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao.
Giải thích: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cây đạt năng suất cao – SGK trang 23
Câu 10:Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?
A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.
B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.
D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.
Đáp án: B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Giải thích:Bón phân hữu cơ cho đất giúp tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Bài viết liên quan
- Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
- Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đất