Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 504


[Năm 2023] Đề thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án

A. Ma trận đề thi Giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Cánh diều

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án (ảnh 1)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm

A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.

C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.

Câu 2: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp

A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.

B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.

C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.

D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

Câu 3: Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn là

A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.

B. tiếp nhận tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.

C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.

D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.

Câu 4: Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi

A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.

B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.

C. tế bào đích thay đổi hình dạng.

D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

B. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

C. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định.

D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…

Câu 6: Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid. Thụ thể tế bào của những hormone thuộc loại nào sau đây?

A. Thụ thể màng.

B. Thụ thể ngoài màng.

C. Thụ thể nội bào.

D. Thụ thể ngoại bào.

Câu 7: Nguyên phân có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.

B. Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

C. Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính và sinh vật đơn bào.

D. Tất cả các vai trò trên.

Câu 8: Sự phân chia tế bào chất xảy ra ở pha nào của chu kì tế bào?

A. Pha G1.

B. Pha M.

C. Pha S.

D. Pha G2.

Câu 9: Bệnh ung thư xảy ra là do

A. sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

B. sự giảm tốc độ phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

C. sự mất khả năng phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

D. sự tăng cường số lượng các điểm kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

Câu 10: Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ

A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.

B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.

C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.

D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Câu 11: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:

A. thời gian sống và phát triển của tế bào.

B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M).

C. thời gian của quá trình nguyên phân.

D. thời gian phân chia của tế bào chất.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.

B. Chu kì tế bào gồm kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.

D. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào.

Câu 13: Giao tử là

A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.

B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.

C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.

D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.

Câu 14: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân?

A. Kì đầu I.

B. Kì giữa I.

C. Kì đầu II.

D. Kì giữa II.

Câu 15: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về một cực của tế bào.

B. Một chiếc về cực và một chiếc ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.

C. Mỗi chiếc về một cực tế bào.

D. Đều nằm ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.

Câu 16: Thời điểm bắt đầu giảm phân và số lần giảm phân được quy định bởi

A. nhân tố phân bào.

B. nhân tố di truyền.

C. nhân tố sinh sản.

D. nhân tố bên ngoài.

Câu 17: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra

A. 4 tinh trùng.

B. 1 tinh trùng.

C. 2 tinh trùng.

D. 3 tinh trùng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình giảm phân?

A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân.

B. Từ một tế bào (2n) qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào con (n).

C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội.

D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử..

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của NST ở kì sau I của giảm phân?

A. Phân li các NST đơn.

B. Phân li các NST kép, không tách tâm động.

C. NST chỉ di chuyển về một cực của tế bào.

D. NST tách tâm động rồi mới phân li.

Câu 20: Để quan sát hoạt động của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân cần sử dụng cụ nào sau đây?

A. Kính hiển vi.

B. Kính lúp.

C. Kính viễn vọng.

D. Kính thiên văn.

Câu 21: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây?

A. Hoa hẹ.

B. Lá hẹ.

C. Rễ hẹ.

D. Thân hẹ.

Câu 22: Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là

A. làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

B. làm cho tế bào chất bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

C. làm cho màng nhân biến mất, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

D. làm cho các NST ngừng di chuyển, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

Câu 23: hành ta 2n = 16, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

A. 8. 

B. 16.

C. 24.

D. 32.

Câu 24: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ

A. thành tế bào.

B. nhân tế bào.

C. ti thể.

D. lục lạp.

Câu 25: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

A. tính toàn năng của tế bào.

B. khả năng biệt hoá của tế bào.

C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.

D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 26: Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường

A. dễ thực hiện hơn tế bào thực vật.

B. không thể thực hiện được.

C. khó thực hiện hơn tế bào thực vật.

D. thực hiện được ở tất cả các tế bào.

Câu 27: Ứng dụng nào sau đây của công nghệ tế bào có thể tạo được giống mới?

A. Vi nhân giống.

B. Dung hợp tế bào trần.

C. Cấy truyền phôi.

D. Nhân bản vô tính.

Câu 28: Vi nhân giống có ứng dụng nào sau đây?

A. Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật.

C. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus.

D. Tất cả những ứng dụng trên.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?

Câu 2 (1 điểm): Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Câu 3 (1 điểm): Đối với những loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và khả năng tái sinh trong tự nhiên rất thấp, làm thế nào để duy trì và nhân nhanh số lượng cá thể của loài?

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Cánh diều - Đề số 1

A. Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. B

4. A

5. A

6. C

7. D

8. B

9. A

10. C

11. B

12. B

13. A

14. A

15. C

16. B

17. A

18. B

19. B

20. A

21. A

22. A

23. D

24. A

25. D

26. A

27. B

28. D

B. Phần tự luận

Câu 1:

Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân và hoạt động biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.

Câu 2:

Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh tạo ra vô số các tổ hợp nhiễm sắc thể mới giúp hình thành nên sự phong phú, đa dạng của sinh vật đồng thời đây cũng là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa giúp sinh vật thích nghi hơn với điều kiện thay đổi của môi trường.

Câu 3:

Để duy trì, nhân nhanh số lượng cá thể của loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và khả năng tái sinh trong tự nhiên thấp, cần sử dụng công nghệ tế bào thực vật. Chỉ từ một phần của cơ thể loài thực vật, công nghệ tế bào đã giúp tái sinh cây, tạo số lượng lớn cá thể của các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như kĩ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các tế bào thực vật ở cạnh nhau của cùng một mô có thể kết nối trực tiếp qua

A. nhân tế bào.

B. cầu sinh chất.

C. mối nối.

D. không bào.

Câu 2: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể. Đây là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Giai đoạn tiếp nhận.

B. Giai đoạn truyền tin nội bào.

C. Giai đoạn đáp ứng.

D. Giai đoạn ức chế.

Câu 3: Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline

A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).

B. liên kết với phospholipid màng.

C. liên kết với thụ thể màng.

D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.

Câu 4: Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là

A. kiểu truyền tin đặc trưng của hormone.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin cận tiết.

D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.

Câu 5: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?

A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.

D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.

Câu 6: Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.

B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.

C. Kéo dài đáp ứng tế bào.

D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào.

Câu 7: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào hợp tử.

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh dục sơ khai.

D. Tất cả các tế bào trên.

Câu 8: Quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết gọi là

A. đổi mới tế bào.

B. sinh sản tế bào.

C. kiểm soát tế bào.

D. thay thế tế bào.

Câu 9: Đuôi của thạch sùng có thể tái sinh là nhờ

A. quá trình thụ tinh.

B. quá trình giảm phân.

C. quá trình nguyên phân.

D. quá trình đột biến.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?

A. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.

B. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.

C. Từ một tế bào mẹ, tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.

D. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ung thư?

A. Khối u lành tính hay còn gọi là ung thư.

B. Tế bào ung thư có khả năng di căn đến các mô lân cận và các cơ quan xa.

C. Phân chia tế bào một cách bình thường dẫn đến ung thư.

D. Các tế bào ung thư không có khả năng phân chia.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình giảm phân?

A. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.

B. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.

C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì đầu của giảm phân I.

D. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần.

Câu 13: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A. NST đơn xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

B. NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

C. NST đơn xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.

D. NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Câu 14: Đâu không phải là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

A. Nhân tố di truyền.

B. Hormone sinh dục.

C. Tuổi thành thục sinh dục.

D. Chế độ dinh dưỡng.

Câu 15: Thụ tinh là

A. sự phân chia của tế bào làm tăng số lượng tế bào.

B. sự trao đổi chéo giữa các chromatid.

C. quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. quá trình phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể.

Câu 16: Loại tế bào nào sau đây thực hiện quá trình giảm phân?  

A. Tế bào sinh dưỡng.

B. Tế bào sinh dục chín.

C. Tế bào ung thư.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 17: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Câu 18: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 ở kì sau của giảm phân I có 

A. 24 chromatid và 24 tâm động.

B. 48 chromatid và 48 tâm động.

C. 48 chromatid và 24 tâm động.

D. 12 chromatid và 12 tâm động.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

A. Nhân tố di truyền ảnh hưởng đến quá trình giảm phân hình thành giao tử.

B. Sự phối hợp hoạt động của các loại hormone sinh dục ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.

C. Nhân tố nhiệt độ, các hóa chất và các bức xạ có tác động ức chế quá trình giảm phân.

D. Nhân tố di truyền là nhân tố bên trong duy nhất có ảnh hưởng tới quá trình giảm phân.  

Câu 20: Không dùng mẫu vật nào dưới đây để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân?   

A. Rễ củ hành.

B. Châu chấu đực trưởng thành.

C. Lõi cây thân gỗ.  

D. Hoa hẹ.

Câu 21: Khi làm tiêu bản hoa hẹ quan sát quá trình giảm phân, sau khi đậy lamen cần dùng ngón tay ấn nhẹ lên lamen để

A. cố định nhiễm sắc thể.

B. dàn đều tế bào trên lam kính.

C. các tế bào vỡ ra.

D. các NST ngừng di chuyển.

Câu 22: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật, sau khi tách được túi phấn cần

A. dầm nát bao phấn bằng kim mũi mác.

B. nhỏ 1 – 2 giọt carmine acetic 2% để nhuộm trong 10 phút.

C. đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt HCl 1,5N; ngâm trong 1 phút.

D. đậy lamen và dùng ngón tay cái ấn nhẹ.

Câu 23: Ở bước nhuộm mẫu trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào, việc đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm nhằm

A. giúp ngăn chặn nước đi vào trong tế bào.

B. giúp ngăn chặn thuốc nhuộm đi vào trong tế bào.

C. giúp nước đi vào tế bào dễ dàng hơn.

D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn.

Câu 24: Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào?

A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật.

B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào.

C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.

D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.

Câu 25: Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào?

A. Tính toàn năng của tế bào.

B. Khả năng biệt hóa của tế bào.

C. Khả năng phản biệt hóa của tế bào.

D. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào.

Câu 26: Dung hợp tế bào trần là kĩ thuật

A. nhân nhanh các giống cây trồng.

B. loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài.

D. chuyển gene từ tế bào thực vật sang tế bào động vật.

C. lai giữa hai tế bào để tạo ra tế bào có khả năng phân chia liên tục.

Câu 27: Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây?

A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro.

B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy.

C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn.

D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi.

Câu 28: Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự tăng dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng?

A. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào mô cơ.

B. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc phôi.

C. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc phôi.

D. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào mô cơ.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Quá trình nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của những kĩ thuật nào trong thực tiễn?

Câu 2 (1 điểm): Vì sao sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao một số cây trồng chuyển gene mang nhiều đặc tính tốt về năng suất và phẩm chất nhưng việc trồng và tiêu thụ các sản phẩm của cây trồng chuyển gene vẫn gây những tranh luận trái chiều ở nhiều nơi trên thế giới?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Truyền tin giữa các tế bào là

A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

A. truyền tin cận tiết.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin qua synapse.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Câu 3: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là

A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.

B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.

C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.

D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.

Câu 4: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành

A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.

B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.

C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.

D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.

Câu 5: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?

A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh.

B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.

C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.

D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.

Câu 6: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là

A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.

B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.

C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.

D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.

Câu 7: Chu kì tế bào là

A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.

C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.

D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 8: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang

A. pha S.

B. pha G2.

C. phân chia nhân của pha M.

D. phân chia tế bào chất của pha M.

Câu 9: Khối u ác tính là hiện tượng

A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.

C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận.

D. tế bào phân chia một cách bình thường.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh ung thư?

A. Khám sức khỏe định kì.

B. Có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lí, không sử dụng chất kích thích.

C. Giữ môi trường sống trong lành.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 11: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở

A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).

C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).

D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?

A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.

D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.

Câu 13: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể

A. đơn bội (n).

B. lưỡng bội (2n).

C. tam bội (3n).

D. tứ bội (4n).

Câu 14: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua

A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.

B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.

C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.

D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

A. Nhiệt độ.

B. Hormone sinh dục.

C. Chất dinh dưỡng.

D. Độ pH.

Câu 16: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra

A. 4 tế bào trứng.

B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.

C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực.

D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.

Câu 17: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ 

A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.

B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.

C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 18: Giảm phân I làm cho

A. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

B. số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

C. số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

D. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

Câu 19: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 20: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây?

A. Tinh hoàn châu chấu.

B. Cánh châu chấu.

C. Mắt châu chấu.

D. Chân châu chấu.

Câu 21: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình phân bào, dung dịch carmine acetic % hoặc orcein acetic 2% có vai trò

A. là thuốc nhuộm nhiễm sắc thể.

B. là chất giúp nhiễm sắc thể co xoắn.

C. là chất giúp nhiễm sắc thể giãn xoắn.

D. là chất giúp nhiễm sắc thể phân bố đồng đều.

Câu 22: Khi làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân ở rễ hành, cần sử dụng acid HCl 1,5 N nhỏ vào rễ hành và để yên khoảng 5 phút ở 60oC nhằm

A. nhuộm màu cho các nhiễm sắc thể của tế bào.

B. phá vỡ tế bào hoàn toàn để giải phóng các nhiễm sắc thể.

C. thủy phân toàn bộ các bào quan trong tế bào chỉ để lại nhân.

D. thủy phân thành tế bào để làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính.

Câu 23:hành ta 2n = 16. Quan sát 1 tế bào hành ta đang thực hiện nguyên phân thấy các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Snhiễm sắc thể có trong tế bào này là

A. 8. 

B. 16.

C. 24.

D. 32.

Câu 24: Tính toàn năng của tế bào là

A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.

B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường.

Câu 25: Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành

A. mô sẹo.

B. mô biểu bì.

D. mô sinh sản.

C. mô sinh dưỡng.

Câu 26: Vi nhân giống là

A. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng mới.

B. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh các giống cây trồng.

C. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm giảm tốc độ sinh sản của thực vật có hại.

D. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng siêu nhỏ.

Câu 27: Ưu điểm của công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc để tái tạo các mô, cơ quan tự thân nhằm thay thế mô, cơ quan bị tổn thương ở người bệnh là

A. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép.

B. giúp hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.

C. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép đồng thời hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.

D. giúp tạo ra nguồn mô, cơ quan cấy ghép một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào?

A. Tính toàn năng của mỗi loại tế bào động vật là giống nhau.

B. Hầu hết các loại tế bào thực vật đều có khả năng phản biệt hóa.

C. Tính toàn năng của tế bào động vật cao hơn tế bào thực vật.

D. Tất cả các dòng tế bào động vật có khả năng phản biệt hóa.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy nêu một số biện pháp đó.

Câu 2 (1 điểm): Có thể tác động đến những yếu tố nào trong giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.

Câu 3 (1 điểm): Theo em, công nghệ tế bào có tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con người không? Hãy nêu những dẫn chứng minh họa cho nhận định của em.

Đáp án đề thi Giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Cánh diều - Đề số 3

A. Phần trắc nghiệm

1. D

2. D

3. A

4. A

5. C

6. C

7. A

8. A

9. B

10. D

11. A

12. A

13. A

14. A

15. B

16. C

17. D

18. A

19. C

20. A

21. A

22. D

23. B

24. A

25. A

26. B

27. C

28. B

B. Phần tự luận

Câu 1:

Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh ung thư hiện nay là:

- Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

- Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các khối u.

- Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u.

- Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác.

Câu 2:

- Có thể tác động đến cả yếu tố bên trong (di truyền, hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục,...) và yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, hóa chất, các bức xạ, chế độ dinh dưỡng, sự căng thẳng,…) để thay đổi thời điểm bắt đầu, hiệu suất, tốc độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.

- Ví dụ:

+ Sử dụng hormone hoặc chất kích thích để tăng quá trình giảm phân hình thành trứng và tinh trùng: Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm trứng chín hàng loạt; tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò,... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc.

+ Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

Câu 3:

* Gợi ý:

Công nghệ tế bào có tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con người:

- Vấn đề đạo đức khi chuyển gene ở động vật, khi sử dụng động vật mô phỏng bệnh của người → gây đau đớn trên động vật thí nghiệm.

- Nguy cơ phát tán các nguồn gene ngoại lai, mất cân bằng đa dạng sinh học.

- Phản ứng phụ đối với con người, môi trường.

- Mô hình nhân bản vô tính, chuyển gene của động vật có thể bị áp dụng tùy tiện trên người.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác gọi là

A. phân tích tế bào.

B. mối quan hệ giữa các tế bào.

C. thông tin giữa các tế bào.

D. xử lí tín hiệu tế bào.

Câu 2: Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?

A. Loại bỏ thụ thể.

B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.

C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.

D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.

Câu 3: Quá trình thông tin giữa các tế bào gồm có

A. 1 giai đoạn.

B. 2 giai đoạn.

C. 3 giai đoạn.

D. 4 giai đoạn.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?

A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.

B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.

C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.

D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.

B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.

C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.

D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.

Câu 6: Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?

A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.

B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.

C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.

D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.

Câu 7: Pha G1 là pha

A. chuẩn bị nhân đôi DNA.

B. nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

C. chuẩn bị phân bào.

D. phân bào.

Câu 8: Ở kì trung gian, pha nào có sự tổng hợp các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động sống của tế bào?

A. Pha G1.

B. Pha G2.

C. Pha S.

D. Pha M.

Câu 9: Ung thư được hình thành do cơ chế nào sau đây?

A. Các tế bào phân chia một cách bình thường.

B. Các tế bào phân chia liên tục và di căn đến các bộ phận khác.

C. Các tế bào phân chia bình thường và di căn đến các bộ phận khác.

D. Các tế bào không có khả năng phân chia.

Câu 10: Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở

A. kì trung gian đến hết kì giữa.

B. kì trung gian đến hết kì sau.

C. kì trung gian đến hết kì cuối.

D. kì đầu, kì giữa và kì sau.

Câu 11: Kì đầu của quá trình nguyên phân không xảy ra sự kiện nào sau đây?

A. Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.

B. Thoi phân bào được hình thành.

C. Các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

D. Các nhiễm sắc thể kép tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư?

A. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.

B. Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, không sử dụng chất kích thích.

C. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có dấu hiệu của bệnh.

Câu 13: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể trải qua hai lần phân bào liên tiếp, nhưng chỉ nhân đôi

A. một lần.

B. hai lần.

C. ba lần.

D. bốn lần.

Câu 14: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì giữa II, kì sau II và kì cuối II.

B. Kì đầu II, kì sau II và kì cuối II.

C. Kì đầu II, kì giữa II.

D. Tất cả các kì.

Câu 15: Các nhân tố bên ngoài như nhiệt độ, các hóa chất, bức xạ có tác động

A. kích thích quá trình giảm phân.

B. ức chế quá trình giảm phân.

C. quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.

D. làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 16: Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế

A. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài qua các thế hệ tế bào.

B. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (n) của loài qua các thế hệ tế bào.

C. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

D. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản vô tính qua các thế hệ.

Câu 17: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình giảm phân?

A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.

B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.

C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

D. Tất cả các sinh vật đều có thể phân chia giảm phân.

Câu 18: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

C. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Câu 19: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 16.

Câu 20: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân, mục đích của việc ngâm củ hành trong nước và trồng hành để thu hoạch bộ phận là

A. rễ hành.

B. thân hành.

C. lá hành.

D. hoa hành.

Câu 21: Quan sát tiêu bản giảm phân ở hoa hẹ, ta thấy tế bào có các nhiễm sắc thể đang xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo, tế bào này đang ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Câu 22: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.

B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.

C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.

D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Câu 23: Trong quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào thực vật, phải đặt túi phấn lên lam kính có sẵn HCl nhằm

A. làm cho NST dừng di chuyển.

B. làm cho NST tăng kích thước.

C. làm cho NST tách rời nhau ra.

D. làm cho NST được bắt màu tốt hơn.

Câu 24: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình

A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

Câu 25: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào thực vật?

A. Nhân nhanh các giống cây trồng.

B. Tạo mô, cơ quan thực vật thay thế.

C. Tạo giống cây trồng mới.

D. Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.

Câu 26: Nhân bản vô tính không được phép thực hiện trên người vì

A. người có bộ NST lớn khó thực hiện.

B. không đủ trang thiết bị hiện đại.

C. các lí do về đạo đức sinh học.

D. gặp khó khăn trong việc chuyển gene.

Câu 27: Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng?

A. Mô phân sinh đỉnh.

B. Lá cây.

C. Thân cây.

D. Mô bần.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phản biệt hóa?

A. Là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

B. Phản biệt hóa có thể thực hiện ở hầu hết các loại tế bào khác nhau của cơ thể thực vật.

C. Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường dễ thực hiện hơn ở tế bào thực vật.

D. Khả năng phản biệt hóa của tế bào động vật có sự khác biệt rất lớn giữa các loại tế bào, mô, cơ quan.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.

Câu 2 (1 điểm): Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao công nghệ tế bào thường được phối hợp với công nghệ gene trong quy trình nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm có bản chất là protein?

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Toán lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Tiếng anh lớp 10 Explore new worlds có đáp án | Cánh diều

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Vật lý lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Tin học lớp 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Công nghệ lớp 10 Cánh diều có đáp án (Trồng trọt)

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 2 Công nghệ lớp 10 Cánh diều có đáp án (Thiết kế)

1 504