Địa lí 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.
Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
I. LÝ THUYẾT
1. Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Các hoạt động kinh tế chủ yếu: Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản
- Đặc điểm:
+ Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng.
+ Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
+ Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.
2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội
- Các điều kiện thuận lợi:
+ Giao thông nối liền các vùng, miền.
+ Điện lực, các công trình thủy điện được xây dựng.
II. BÀI TẬP
- Sự thay đổi các hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.
+ Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.
+ Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…).
- Hệ quả sự thay đổi:
+ Diện tích rừng sụt giảm, đất đai xói mòn, bạc màu.
+ Môi trường bị ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn nước,...).
+ Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc.
II. BÀI TẬP
Câu: 1 Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường:
A. Trồng rừng.
B. Dẫn nước vào ruộng.
C. Làm thủy điện.
D. Đắp đập ngăn dòng.
Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường trồng rừng. Đặc biệt là các khu rừng đầu nguồn.
Chọn: A.
Câu: 2 Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là:
A. Lâm tặc phá rừng, săn bắt động vật.
B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.
C. Các hoạt động thương mại, tài chính.
D. Nuôi trồng thủy hải sản.
Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.
Chọn: B.
Câu: 3 Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện:
A. Điện, lao động.
B. Đường giao thông.
C. Các nguồn tài nguyên (rừng, khoáng sản,…).
D. Đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện có mạng lưới điện, giao thông, lương thực – thực phẩm và nguồn lao động chất lượng.
Chọn: C.
Câu: 4 Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất:
A. Kinh tế hàng hóa.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Tự cung tự cấp.
D. Kinh tế tư bản.
Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp.
Chọn: C.
Câu: 5 Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là:
A. Độ cao.
B. Độ dốc.
C. Đi lại khó khăn.
D. Khí hậu khắc nghiệt.
Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là đi lại hết sức khó khan.
Chọn: C.
Câu: 6 Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn:
A. Làm nghề thủ công .
B. Chài lưới.
C. Nuôi cá.
D. Nuôi vịt.
Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn làm nghề thủ công (rèn, dệt vải, đan lưới,...).
Chọn: A.
Câu: 7 Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là:
A. Làm đường vòng.
B. Phá núi làm đường.
C. Làm đường hầm.
D. Cầu treo.
Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là làm các tuyến đường hâm xuyên núi nhưng tốn rất nhiều chi phí. Các nước đang phát triển và kém phát triển hầu như chưa thể làm được.
Chọn: C.
Câu: 8 Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện:
A. Các ngành kinh tế trọng điểm.
B. Các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi.
C. Các ngành công nghiệp hiện đại.
D. Các chính sách phát triển miền núi.
Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi,… giúp cho việc trao đổi hàng hóa, giảm bớt sự cản trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng biển.
Chọn: B.
Câu: 9 Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch:
A. Nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi.
B. Nghỉ dưỡng, tắm sông, biển.
C. Trượt băng nghệ thuật, leo núi.
D. Leo núi, tham quan thiên nhiên và tắm biển.
Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi và các trò chơi mạo hiểm khác. Các hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều vùng núi.
Chọn: A.
Câu: 10 Ở vùng núi nước ta có tuyết rơi hàng năm là:
A. Mẫu Sơn, Ba Vì.
B. Tam Đảo, SaPa.
C. Mẫu Sơn, SaPa.
D. Tam Đảo, Mẫu Sơn.
Ở nước ta hiện nay, tuyết rơi thường xuyên xuất hiện ở SaPa (Lào Cai) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Hàng năm hai điểm du lịch này thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến đây ngắm tuyết rơi và nghỉ mát.
Chọn: C.