Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi , chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.

896
  Tải tài liệu

Bài 23: Môi trường vùng núi 

I. LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm của môi trường

- Thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn:

   + Có sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi.

   + Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.

- Tác động của con người: Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh từ các hoạt động của con người gây suy giảm đa dạng sinh học.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi hay, chi tiết

2. Cư trú của con người

- Đặc điểm:

   + Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

   + Vùng núi là nơi thưa dân.

- Những đặc điểm cư trú khác nhau trên Trái Đất:

   + Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m.

   + Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.

- Nơi cư trú:

   + Nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

   + Thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi hay, chi tiết

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu: 1 Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao:

   A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

   B. Càng lên cao không khí càng loãng.

   C. Càng lên cao áp suất càng tăng.

   D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm của sự thay đổi khí hậu theo độ cao, đó là càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng loãng, áp suất càng giảm và càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Chọn: C.

Câu: 2 Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

   A. 3000m.

   B. 4000m.

   C. 5500m.

   D. 6500m.

Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m của núi sẽ có băng tuyết.

Chọn: C.

Câu: 3 Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

   A. 3000m.

   B. 4000m.

   C. 55000m.

   D. 6500m.

Ở đới đới ôn hòa đến độ cao 3000m của núi sẽ có băng tuyết, còn ở đới nóng phải lên đến độ cao 5500m mới có băng tuyết.

Chọn: A.

Câu: 4 Đới ôn hoà không có vành đai thực vật:

   A. Đồng cỏ núi cao.

   B. Rừng rậm.

   C. Rừng hỗn giao.

   D. Rừng lá kim.

Đới ôn hoà không có vành đai thực vật rừng rậm. Chỉ có các đai thực vật là: Rừng hỗn giao, rừng lá kim và đồng cỏ núi cao.

Chọn: B.

Câu: 5 Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

   A. Độ cao.

   B. Mùa.

   C. Chất đất.

   D. Vùng.

Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Chọn: A.

Câu: 6 Các vùng núi thường là:

   A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.

   B. Nơi cư trú của phần đông dân số.

   C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

   D. Nơi cư trú của người di cư.

Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

Chọn: C.

Câu: 7 Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

Chọn: A.

Câu: 8 Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. Độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở các sườn núi cao chắn gió và có nhiều mưa.

Chọn: C.

Câu: 9 Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

Chọn: B.

Câu: 10 Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn:

   A. Đới nóng.

   B. Đới lạnh.

   C. Đới ôn hòa.

   D. Hoang mạc.

Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn là vùng hoang mạc.

Chọn: D.

Bài viết liên quan

896
  Tải tài liệu