Giải Công nghệ 10 (Cánh diều) Bài 20: Quy trình thiết kế kĩ thuật
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 20: Quy trình thiết kế kĩ thuật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Bài 20. Mời các bạn đón xem:
Giải Công nghệ lớp 10 Bài 20: Quy trình thiết kế kĩ thuật
Trả lời:
Để thiết kế một mái che sân nhà em cần thực hiện những công việc:
- Xác định yêu cầu sản phẩm: Đo kích thước làm mái che; Lựa chọn chất liệu làm mái che,..
- Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn
I. Giới thiệu chung về quy trình thiết kế kĩ thuật
Câu hỏi trang 98 Công nghệ 10: Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm những công việc gì?
Trả lời:
Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm những công việc:
- Xác định yêu cầu sản phẩm
- Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn.
- Thiết kế sản phẩm
- Kiểm tra, đánh giá
- Lập hồ sơ kĩ thuật
II. Phương pháp thực hiện, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật
1. Một số phương pháp thực hiện
2. Một số phương tiện kĩ thuật hỗ trợ thiết kế
Trả lời:
- Các phương pháp thực hiện trong quá trình thiết kế kĩ thuật:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thăm dò, điều tra
+ Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp tính toán, thiết kế
+ Phương pháp đánh giá
+ Phương pháp xây dựng bản vẽ và soạn thảo văn bản
- Các phương tiện hỗ trợ trong quá trình thiết kế kĩ thuật:
+ Máy tính để tính toán, thiết kế, kiểm tra, xây dựng bản vẽ, soạn thảo hồ sơ kĩ thuật
+ Phần mềm chuyên dụng để tính toán, thiết kế, mô phỏng; phần mềm văn phòng để soạn thảo văn bản.
+ Máy in để in hồ sơ kĩ thuật gồm thuyết minh và bản vẽ
+ Máy gia công để sử dụng trong chế tạo mẫu, chế tạo mô hình.
+ Máy ảnh, điện thoại để thu thập hình ảnh có liên quan đển sản phẩm thiết kế.
III. Nội dung quy trình tiết kế kĩ thuật
1. Xác định yêu cầu sản phẩm
Trả lời:
Để xác định được sản phẩm thiết kế, người thiết kế cần thực hiện những công việc
Xác định rõ nhiệm vụ là thiết kế sản phẩm gì và yêu cầu sản phẩm đó như thế nào:
- Điều tra yêu cầu của thị trường, nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó hình thành ý tưởng và xác định vấn đề, sản phẩm thiết kế.
- Xác định được những yêu cầu sản phẩm phải đạt được trên cơ sở các sản phẩm hiện có để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế.
- Trong trường hợp sản phẩm do khách hàng đề xuất, khi xác định yêu cầu cần trao đổi và có sự thống nhất với khách hàng.
Trả lời:
Trong ví dụ, người thiết kế đưa ra 2 phương án thiết kế. Gia đình Huy chọn phương án làm mái che di động vì thấy rằng, khi không sử dụng, mái che có thể kéo vào, nhà sẽ không bị tối.
2. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn
Trả lời:
- Để tìm hiểu, thu thập được thông tin, người thiết kế cần làm những công việc: Tìm hiểu các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường, trao đổi trực tiếp với người sử dụng, nghiên cứ tài liệu kĩ thuật có liên quan, tìm thông tin trên Internet,.. sau đó đề xuất các giải pháp để lựa chọn.
- Mục đích của tìm hiểu, thu thập thông tin để lấy kinh nghiệm của người khác, đánh giá ưu, nhược điểm của các giải pháp từ đó chọn giải pháp phù hợp nhất (tốt nhất, tối ưu nhất).
Trả lời:
Người thiết kế đề xuất loại mái che di động lượn sóng. Vì loại mái che này che được không gian diện tích lớn, có thể kéo ra khi cần che nắng mưa và cũng có thể thu lại để mang lại không gian tự nhiên thoáng mát.
3. Thiết kế sản phẩm
Câu hỏi 1 trang 101 Công nghệ 10: Khi thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần làm những công việc gì?
Trả lời:
Khi thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần làm những công việc:
- Lựa chọn kết cấu, vật liệu
- Tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế
- Lập các bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ ban đầu của mỗi giải pháp có thể chỉ ra là các bản vẽ phác)
- Tính giá thành sản phẩm,..
Trả lời:
Ở ví dụ trên nếu chiều cao cột thấp hT, quá nhỏ thì người thiết kế phải thiết kế lại. Vì nếu quá thấp, không đảm bảo thẩm mĩ, đi lại khó khăn.
4. Kiểm tra, đánh giá
Trả lời:
- Để kiểm tra đánh giá giải pháp, người thiết kế cần tiến hành chế tạo mẫu thử (phiên bản "hoạt động" của sản phẩm). Mẫu thử được tiến hành thử nghiệm, đo lường các thông số kĩ thuật nhằm đánh giá, so sánh với thông số yêu đặt ra. Nếu đạt yêu cầu, giải pháp thiết kế được chấp nhận và tiến hành bước 5 (lập hồ sơ kĩ thuật). Nếu không sẽ quay lại bước 3 (thiết kế sản phẩm). Công việc thiết kế được lặp đi lặp lại cho đến khi giải pháp thiết kế đạt yêu cầu.
- Nguyên mẫu thực là: các phiên bản đơn giản, thu nhỏ của sản phẩm chính dùng làm mẫu thử.
- Giải pháp thiết kế được chấp nhận khi đạt yêu cầu của nguyên mẫu thực.
Trả lời:
- Mái che di động lượn sóng trong ví dụ không cần làm nguyên mẫu thực.
- Giải thích: Vì mái che di động lượn sóng điều khiển bằng tay được thực hiện thông qua các hình vẽ sản phẩm trên máy tính và có thể mô phỏng quá trình làm việc của mái che.
5. Lập hồ sơ kĩ thuật
Trả lời:
* Trong hồ sơ kĩ thuật gồm có:
- Các bản vẽ kĩ thuật để phục vụ việc chế tạo
- Các bản thuyết minh tính toán
- Các tài liệu liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa sản phẩm.
* Sử dụng hồ sơ kĩ thuật để:
- Chế tạo sản phẩm
- Lắp đặt, vận hành, sửa chữa sản phẩm
Trả lời:
Mái che di động nhà bạn Huy có cần phải làm hồ sơ kĩ thuật. Nó gồm nhiều bản vẽ và các bản thuyết minh liên quan. Một trong các bản vẽ của sản phẩm thiết kế:
Trả lời:
- Các bước của quy trình thiết kế kĩ thuật:
+ Bước 1: Xác định yêu cầu sản phẩm
+ Bước 2: Tìm thông tin, đề xuất lựa chọn
+ Bước 3: Thiết kế sản phẩm
+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
+ Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật
- Theo em, trong các bước này thì bước quan trọng nhất là bước 4. Kiểm tra, đánh giá.
- Giải thích: Vì khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, nếu không đạt yêu cầu, thì công việc thiết kế sẽ lặp đi, lặp lại cho đến khi giải pháp thiết kế đạt yêu cầu, được chấp nhận mới tiến hành bước 5.
Trả lời:
Trình bày các bước thiết kế kĩ thuật hộp đựng đồ dùng học tập:
- Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,… Nếu tất cả đồ dùng này được bày trên bàn học thì mất mĩ quan, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập
- Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên hình thành phương án thiết kế, phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập.
Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm 3 bộ phận:
+ Ống đựng bút (1).
+ Ngăn để sách vở (2).
+ Ngăn để dụng cụ (3).
Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng.
- Làm mô hình, chế tạo hộp đựng thử, sau đó đặt sách vở, đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lí và thuận tiện không?
- Phân tích, đánh giá phương án thiết kế theo các yêu cầu thiết kế đề ra.
Về kết cấu và kích thước, hình dạng, màu sắc và vật liệu có gì cần thay đổi và cải tiến:
+ Ngăn đựng sách vở cần tạo dáng đường cong đẹp hơn, thuận tiện hơn
+ Ngăn đựng dụng cụ thu hẹp lại, gọn hơn,…
- Căn cứ vào phương án thiết kế đã hoàn thiện, tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, viết thuyết minh giới thiệu sản phẩm, lập các bản vẽ chi tiết để chế tạo và bản vẽ lắp của hộp đựng để lắp ráp.
Bài viết liên quan
- Giải Công nghệ 10 (Cánh diều) Bài 19: Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kĩ thuật
- Giải Công nghệ 10 (Cánh diều) Bài 21: Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật
- Giải Công nghệ 10 (Cánh diều) Bài 22: Một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
- Giải Công nghệ 10 (Cánh diều) Ôn tập chủ đề 5: Thiết kế kĩ thuật