Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn sau đây: - Tình huống a. H: Người nộp thuế phải bỏ tiền ra nộp, sao lại nói rằng, nộp thuế là quyền lợi của công dân? Nếu là quyền lợi, sao nhiều người

Trả lời Luyện tập 4 trang 38 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

631


Giải KTPL 10 Bài 6: Thuế

Luyện tập 4 trang 38 KTPL 10: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn sau đây:

Tình huống a. H: Người nộp thuế phải bỏ tiền ra nộp, sao lại nói rằng, nộp thuế là quyền lợi của công dân? Nếu là quyền lợi, sao nhiều người trốn thuế?

- Tình huống b. M: Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Người có thu nhập cao hơn là do họ làm nhiều hơn. Vậy vì sao họ phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

- Tình huống c. N: Cá ở biển, không có ai phải nuôi, sao chủ tàu cá phải nộp thuế?

- Tình huống d. Q: Ca sĩ thu nhập từ năng khiếu của bản thân, hưởng lợi gì từ ngân sách nhà nước mà phải nộp thuế?

Trả lời:

- Tình huống a. Người nộp thuế phải bỏ tiền ra nộp nhưng nộp thuế vẫn là quyền lợi của công dân vì thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách để quản lí và xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn trốn thuế là vì họ chỉ lo vun vén cho lợi ích trước mắt của bản thân.

- Tình huống b. Thuế thu nhập cá nhân giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân; góp phần điều tiết thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội; góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước,

- Tình huống c. Biển là tài nguyên của đất nước, nhân dân. Người khai thác cá từ biển thì phải nộp thuế. Mặt khác, người khai thác cá nộp thuế để Nhà nước có ngân sách quản lí đất nước, trong đó có biển.

-Tình huống d. Ca sĩ khi biểu diễn đã sử dụng công trình công cộng được xây dựng từ ngân sách nhà nước.

 

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

631