Giải Tin học 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán - Kết nối tri thức

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 7 Bài 8. Mời các bạn đón xem:

1041


Giải bài tập Tin học 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Video giải bài tập Tin học 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

1. Hàm trong bảng tính

Hoạt động 1 trang 39 Tin học 7: Hàm trong bảng tính

Câu 1 trang 39 Tin học lớp 7: Em hãy quan sát công thức là hàm trong Hình 8.1 và Hình 8.2 (Chú ý quan sát kĩ công thức trong vùng nhập dữ liệu) và trả lời câu hỏi sau: Tên của hàm là gì?

Trả lời:

Tên của hàm là SUM, AVERAGE

Câu 2 trang 39 Tin học lớp 7: Em hãy quan sát công thức là hàm trong Hình 8.1 và Hình 8.2 (Chú ý quan sát kĩ công thức trong vùng nhập dữ liệu) và trả lời câu hỏi sau: Ý nghĩa của hàm?

Trả lời:

Hàm SUM là hàm tính tổng. Hàm AVERAGE là hàm tính trung bình cộng

Câu 3 trang 39 Tin học lớp 7: Em hãy quan sát công thức là hàm trong Hình 8.1 và Hình 8.2 (Chú ý quan sát kĩ công thức trong vùng nhập dữ liệu) và trả lời câu hỏi sau: Hàm có bao nhiêu tham số, các tham số của hàm là gì?

Trả lời:

Hàm có nhiều tham số. Các tham số của hàm có thể là dãy bao gồm các số, địa chỉ ô, địa chỉ vùng dữ liệu.

Hoạt động 2 trang 40 Tin học 7: Nhập hàm

Câu hỏi trang 40 Tin học lớp 7: Theo em, nhập hàm vào bảng tính có giống như nhập dữ liệu thông thường không?

Trả lời:

Nhập hàm vào bảng tính giống như nhập dữ liệu thông thường. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu hoặc vào ô để nhập hàm.

Cú pháp nhập hàm:

=<tên hàm>(<các tham số>)

Câu hỏi trang 40 Tin học lớp 7: Theo em, nhập hàm vào bảng tính có giống như nhập dữ liệu thông thường không?

Trả lời:

Nhập hàm vào bảng tính giống như nhập dữ liệu thông thường. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu hoặc vào ô để nhập hàm.

Cú pháp nhập hàm:

=<tên hàm>(<các tham số>)

Câu hỏi 2 trang 41 Tin học lớp 7: Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu không?

Trả lời:

Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu.

2. Một số hàm tính toán đơn giản

Hoạt động 3 trang 41 Tin học 7: Làm quen với một số hàm tính toán đơn giản

Câu hỏi trang 41 Tin học lớp 7: Em hãy xem lại dữ liệu của dự án Trường học xanh và cho biết em cần tính toán những gì? Các yêu cầu tính toán đó có thể diễn tả bằng các hàm như thế nào?

Trả lời:

Hoạt động 3 trang 41 Tin học lớp 7 | Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 42 Tin học lớp 7: Mỗi hàm sau cho kết quả như thế nào?

a) SUM(1,3, “Hà Nội”, “Zero”, 5)

b) MIN(3,5, “One”, 1)

c) COUNT(1,3,5,7)

Trả lời:

a) Kết quả hiện #NAME?

b) Kết quả hiện #NAME?

c) Kết quả bằng 4. Hàm đếm số các giá trị là số

3. Thực hành: Tính toán trên dữ liệu trồng cây thực tế

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 44 Tin học lớp 7: Tại các ô K9, K17, K24 trong trang tính 4. Dự kiến kết quả có thể dùng công thức khác được không? Nếu có thì dùng công thức gì? Từ đó em rút ra điều gì?

Trả lời:

Tại ô K9, K17, K24 trong trang tính 4. Dự kiến kết quả có thể dùng công thức khác

K9 = SUM(K4:K8)

K17 = SUM(K11:K16)

K24 = SUM(19:K23)

⇒ Có nhiều công thức tính kết quả.

Luyện tập 2 trang 44 Tin học lớp 7: Các công thức sau đây có cho kết quả giống nhau hay không?

a) =SUM(C3:K3)

b) =C3 + SUM(D3:J3) + K3

c) =SUM(C3:G3) + SUM(H3:K3)

Trả lời:

Các công thức trên có kết quả giống nhau

Luyện tập 3 trang 44 Tin học lớp 7: Dựa trên dữ liệu của Bảng 4. Dự kiến phân bổ cây cho các lớp hãy thực hành để:

a) Tính số cây lớn nhất sẽ được trồng của một lớp

b) Tính số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp

Trả lời:

a) Lớp 7A: D26 = MAX(D4:D8; D11:D16;D19:D23) Sao chép qua cho các lớp còn lại ta có công thức tại các lớp còn lại như sau:

Lớp 7B: E26 = MAX(E4:E8; E11:E16; E19:E23)

Lớp 7C: F26 = MAX(F4:F8; F11:F16; F19:F23)

Lớp 7D: G26 = MAX(G4:G8; G11:G16; G19:G23)

Lớp 7E: H26 = MAX(H4:H8; H11:H16; H19:H23)

Lớp 7G: I26 = MAX(I4:I8; I11:I16; I19:I23)

Lớp 7H: J26 = MAX(J4:J8; J11:J16; J19:J23)

b) Số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp

Lớp 7A: D27 = AVERAGE(D4:D8; D11:D16;D19:D23) Sao chép qua cho các lớp còn lại ta có công thức tại các lớp còn lại như sau:

Lớp 7B: E27 = AVERAGE (E4:E8; E11:E16; E19:E23)

Lớp 7C: F27 = AVERAGE (F4:F8; F11:F16; F19:F23)

Lớp 7D: G27 = AVERAGE (G4:G8; G11:G16; G19:G23)

Lớp 7E: H27 = AVERAGE (H4:H8; H11:H16; H19:H23)

Lớp 7G: I27 = AVERAGE I4:I8; I11:I16; I19:I23)

Lớp 7H: J27 = AVERAGE (J4:J8; J11:J16; J19:J23)

Dựa trên dữ liệu của Bảng 4. Dự kiến phân bổ cây cho các lớp

Vận dụng trang 44 Tin học lớp 7: Em hãy tại bảng và nhập dữ liệu ghi lại các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng. Sử dụng các hàm để tính toán và trả lời những câu hỏi sau:

a) Tổng số tiền chi tiêu một tháng là bao nhiêu?

b) Khoản chi nhiều nhất, ít nhất là bao nhiêu?

c) Có bao nhiêu khoản đã chi?

d) Trung bình mỗi ngày chi bao nhiêu tiền?

Em hãy chia sẻ với bố mẹ những kết quả em tính toán được để cùng cân đối chi tiêu gia đình sao cho hợp lí.

Trả lời:

Gợi ý:

- Các em lập bảng như sau:

Em hãy tại bảng và nhập dữ liệu ghi lại các khoản chi tiêu của gia đình em

- Các em tự nhập dữ liệu thực tế trong gia đình em.

a) Dùng hàm SUM để tính số tiền chi tiêu 1 tháng.

b) Dùng hàm MAX, MIN để xác định khoản chi tiêu nhiều nhất và ít nhất.

c) Để xác định có bao nhiêu khoản chi tiêu thì em nhìn giá trị cuối cùng của STT.

d) Dùng hàm AVERAGE để tính trung bình số tiền tiêu mỗi ngày.

Cách 1: bằng số tiền chi tiêu 1 tháng/số ngày.

Cách 2. Tính tổng số tiền tiêu mỗi ngày.

⇒ tính trung bình cộng của mỗi ngày.

⇒ Dựa vào kết quả em tính cho gia đình em, em hãy cùng bố mẹ cân đối chi tiêu trong gia đình.

Bài viết liên quan

1041