Giải Lịch sử 10 (Cánh diều) Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 17. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Mở đầu trang 121 Lịch sử 10: Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19-4-1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”
Lời giải :
a/ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử:
- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ: tình yêu gia đình, quê hương; quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên.
- Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia.
- Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận
b/ Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc
- Trong thời kì dựng nước: sự cố kết cộng đồng là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
c/ Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Quan điểm: coi chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay; thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc: “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
- Chính sách: nhà nước thực hiện nhiều chính sách về phát triển kinh tế; xã hội và an ninh – quốc phòng.
1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
Lời giải:
- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:
+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ: tình yêu gia đình, quê hương; quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên.
+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia.
+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.
2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
Lời giải:
- Trong thời kì dựng nước:
+ Sự cố kết cộng đồng là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết dân tộc đã trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử.
- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
Lời giải:
- Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
Lời giải:
* Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc:
- Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Quan điểm nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”, trong đó:
+ Bình đẳng được hiểu là: các dân tộc ở Việt Nam đều có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc; tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là những công dân có quyền bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực; bình đẳng là cơ sở vững bền nhất, chắc chắn nhất của tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.
+ Đoàn kết: là một động lực to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Tương trợ cùng phát triển: đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn nên phải đoàn kết để giúp nhau cùng tiến bộ, hướng đến xây dựng đất nước “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Lời giải:
* Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số:
+ Hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc;
+ Gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…
- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh:
+ Củng cố các địa bàn chiến lược;
+ Giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá
* Ý nghĩa:
+ Giúp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng xâu, vùng xa góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc.
+ Hướng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Luyện tập và Vận dụng (trang 127)
Lời giải:
- Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay:
+ Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh nhân dân trong và ngoài nước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới: khẳng định chủ quyền biên giới, hải đảo của Việt Nam; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường,…
Lời giải:
- Trước hết mỗi công dân phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tự rèn luyện phẩm chất tư cách đạo đức, lối sống đẹp. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái, giúp đỡ mọi người xunh quanh.
- Phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật của Nhà nước, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.
- Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Biết nhìn nhận cái đúng cái sai và biết lắng nghe để tự sửa chữa mình, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
- Trong công việc: phải có trách nhiệm với nững nhiệm vụ, công việc được giao. Không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm …
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo