Giải Lịch sử 10 (Cánh diều) Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 14. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Mở đầu trang 95 Lịch sử 10: Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
Lời giải:
- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
+ Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
+ Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,..).
- Văn minh Đại Việt phát triển qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.
1. Khái niệm văn minh Đại Việt
Câu hỏi trang 95 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.
Lời giải:
- Khái niệm văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
Lời giải:
* Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: các di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phục hưng và phát triển.
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Trải qua các triều đại (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,..) nền độc lập, tự chủ vẫn được giữ vững là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo nên văn minh Đại Việt.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,..) về kĩ thuật, chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, thể chế chính trị,…
* Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Câu hỏi trang 97 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4 hãy:
- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.
- Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.
Lời giải:
Yêu cầu số 1: Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên trục thời gian (tham khảo)
Yêu cầu số 2: Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt:
+ Hoàng thành Thăng Long là di tích của một trung tâm quyền lực chính trị địa phương (thế kỷ VII - IX), trở thành một trung tâm quyền lực trung ương Đại Việt từ thế kỷ XI. Đó cũng là trung tâm quyền lực của các vương triều Việt Nam cai trị lâu dài qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam nối tiếp đến ngày nay.
- Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Luyện tập và Vận dụng (trang 98)
Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo
Lời giải:
(*) Giới thiệu về nghề làm gốm
- Nghề gốm vốn có truyền thống lâu đời từ nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc, kĩ thuật làm gốm đạt trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, phản ánh đời sống của người Việt cổ.
- Sang thời kì văn minh Đại Việt nghề gốm phát triển lên với kĩ thuật mới và nhiều mặt hàng mới:
+ Đến thời Lý, Trần nghề gốm sứ đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ đặc sắc được các lái buôn nước ngoài ưa chuộng. Đồ sành, sứ tráng men, các đồ đựng như: bát đĩa, bình ấm, chậu, thạpv.v... đều được tráng một lớp men mịn hoặc màu xanh nhạt hoặc màu ngà, màu vàng nhạt, đôi khi có in nổi bật một hàng cánh sen cùng màu, những hoa văn cách điệu hoặc có hình vẽ in chìm…
+ Thời Lê Sơn (thế kỉ XV) làng Bát Tràng (Hà Nội) cung cấp 70 bộ bát sứ cho nhà nước làm cống phẩm.
+ Ở thế kỉ XVI - XVII nghề làm đồ gốm phát triển trong cả nước, nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà, Vân Đình, Hàm Rồng, Phú Khang, Biên Hoà với những sản phẩm đa dạng như : ấm chén, gạch tráng men, bình hoa, chậu hoa v.v.... Đương thời dân vẫn có câu ca dao : “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.
+ Đến thế kỉ XVII, nhiều đồ gốm sứ nước ta đã được lái buôn ngoại quốc xuất khẩu sang Nhật rồi sang Nam Dương và từ đó sang phương Tây.