Giải Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Nước biển và đại dương
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Video giải Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Trả lời:
- Tính chất:
+ Nước biển và đại dương chiếm 97,5% tổng lượng nước;
+ Nước biển có nhiều chất hòa tan, nhiều nhất là muối khoáng. Độ muối thay đổi theo vĩ độ và độ sâu
+ Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm; nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
- Trong biển và đại dương diễn ra những vận động: sóng, thủy triều…
1. Tính chất của nước biển và đại dương
Trả lời:
- Độ muối:
+ Độ muối trung bình khoảng 35 ‰, tăng hay giảm phụ thuộc và lượng bốc hơi, lượng mưa, lương nước các con sông đổ vào.
+ Độ muối thay đổi theo vĩ độ: ở cực độ muối thấp nhất, chí tuyến độ muối cao nhất
+ Độ muối thay đổi theo độ sâu, tùy thuộc điều kiện khí tượng, thủy văn
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ biển và đại dương trung bình khoảng 170C
+ Nhiệt độ hay đổi theo mùa, giảm dần từ xích đạo về 2 cực, giảm dần theo độ sâu.
2. Sóng, thuỷ triều và dòng biển
Trả lời:
- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
- Nguyên nhân tạo ra sóng là do gió, gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b và hình ảnh 12.3, 12.4 hãy
- Giải thích hiện tượng thủy triều.
Trả lời:
- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày
- Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
- Khi thủy triều có biên độ lớn nhất, từ Trái Đất thì không nhìn thấy trăng hoặc hoặc thấy trăng tròn nhất. Khi thủy triều có biên độ nhỏ nhất, từ Trái Đất thấy trăng khuyết.
Câu hỏi trang 43 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục c và hình ảnh 12.5 hãy
- Trình bày chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Kể tên một số dòng biển trong đại dương?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1:
+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao; dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao, chảy về vùng vĩ độ thấp.
+ Vùng gió mùa, xuất hiện dòng biển theo mùa.
- Yêu cầu số 2: Một số dòng biển:
+ Dòng biển nóng: Bắc Thái Bình Dương, Nam Xích Đạo, Bra-xin, Guy-a-na, Ghi-nê, Cư-rô-xi-ô…
+ Dòng biển lạnh: Ca-li-phooc-ni-a, Gơn-xtơ-rim, Ben-ghê-la, Tây Ôx-trây-li-a, Bơ-rinh…
3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trả lời:
- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: Sinh vật biển, khoáng sản, năng lượng sóng biển, thủy triều…
- Là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, giao thông vận tải…
Trả lời:
- Giải thích sự khác biệt về độ muối của các biển và đại dương:
+ Độ muối trung bình khoảng 35 ‰, tăng hay giảm phụ thuộc và lượng bốc hơi, lượng mưa, lương nước các con sông đổ vào.
+ Độ muối thay đổi theo vĩ độ: ở cực độ muối thấp nhất, chí tuyến độ muối cao nhất
+ Độ muối thay đổi theo độ sâu, tùy thuộc điều kiện khí tượng, thủy văn
- Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ của các biển và đại dương:
+ Nhiệt độ biển và đại dương thay đổi theo mùa
+ Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về 2 cực, giảm dần theo độ sâu.
Trả lời:
Phân biệt 3 dạng vận động của nước biển: Sóng, thủy triều và dòng biển
|
Sóng |
Thủy triều |
Dòng biển |
Khái niệm |
Sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng |
hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày |
Là các dòng chảy trong các biển, đại dương.
|
Nguyên nhân |
Do gió |
Do lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất |
Do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, gió trong các biển, đại dương khác nhau. |
Trả lời:
- Biển nước ta giàu có, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngày khai thác thủy hải sản (cá, tôm, rong biển…), khai thác khoáng sản (dầu khí, titan, cát trắng…), khai thác năng lượng (thủy triều).
- Đường bờ biển dài nhiều vũng vịnh kín gió để phát triển ngành giao thông vận tải (xây dựng các cảng nước sâu…).
- Bên cạnh đó là các bãi tắm để phát triển ngành du lịch (bãi tắm Đồ Sơn, Sầm Sơn, Mỹ Khê…).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo