Giải Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

572


Giải Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Video giải Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Mở đầu trang 5 Địa lí 10: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí?

Trả lời:

Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến kiến thức môn Địa lí: Làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nhà khí tượng, kĩ sư trắc địa, kĩ sư bản đồ, chuyên viên dân số, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên…

1. Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1, hãy:

- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Cho biết vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí là:

+ Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội

+ Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội

+ Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…

Yêu cầu số 2: Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:

+ Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

+ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường.

+ Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm.

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2 và kiến thức của bản thân, hãy cho biết kiến thức Địa lí hỗ trợ cho những ngành nghề nào?

Trả lời:

Môn Địa lí hỗ trợ cho rất nhiều ngành nghề:

- Các nghề trong nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lí đất đai, bảo vệ môi trường…

- Các nghề liên quan đến nghiên cứu khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…

- Các nghề liên quan đến xã hội: chuyên viên dân số, quản lí đô thị, quản lí xã hội…

- Các nghề trong ngành dịch vụ: Hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, tài chính, bảo hiểm, bất động sản…

Luyện tập trang 6 Địa lí 10:  Tại sao một trong những yêu cầu của ngành hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về lịch sử và địa lí?

Trả lời:

- Nhiệm vụ của các hướng dẫn viên du lịch là dẫn các đoàn đi tham quan du lịch theo các tuyến và các điểm du lịch, phải giới thiệu với du khách về phong cảnh, về tự nhiên, về con người, về di tích, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của các vùng miền…

=> Vì vậy, hướng dẫn viên phải trang bị cho mình những kiến thức về địa lí, lịch sử để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.

Vận dụng trang 6 Địa lí 10Cho biết nghề nghiệp trong tương lai của em. Môn Địa lí giúp ích gì cho nghề nghiệp đó?

Trả lời:

(*) Gợi ý: Học sinh lựa chọn nghề mình yêu thích và trình bày lợi ích của môn Địa lí với nghề nghiệp đó

- Ví dụ:

+ Em chọn nghề hướng dẫn viên du lịch. Môn Địa lí đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng), kinh tế - xã hội (đặc điểm dân cư, phong tục tập quán, tình hình phát triển) các khu vực trên thế giới, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

+ Em lựa chọn nghề kĩ sư nông nghiệp thì môn Địa lí đã trang bị cho em kiến thức về tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp: khí hậu, thổ nhưỡng, nước…, mỗi vùng có đặc điểm tự nhiên khác nhau phù hợp với cây trồng vật nuôi khác nhau. Bên cạnh đó, địa lí kinh tế - xã hội (chính sách nhà nước, lực lượng sản xuất…) và các kĩ năng địa lí như đọc bản đồ, bảng số liệu cũng vô cùng cần thiết với ngành nghề này.

Bài viết liên quan

572